Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thanh Bảo tiếp tục giúp Việt Nam thống trị bơi lội nam SEA Games?

Ở SEA Games 31, Phạm Thanh Bảo gây bất ngờ khi phá kỷ lục đại hội ở nội dung 100 m bơi ếch. Một năm sau, việc này không còn khiến người khác ngạc nhiên.

Thanh Bảo thể hiện phong độ ấn tượng ở chung kết nội dung 100 m bơi ếch nam SEA Games 32. Ảnh: Bảo Ngọc.

Sáng 6/5, Phạm Thanh Bảo chỉ về nhì ở vòng loại 100 m bơi ếch nam để vào chung kết với thành tích 1 phút 02 giây 72. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, anh đập tan mọi sự nghi ngờ bằng màn bứt phá để giành HCV. Kình ngư quê Bến Tre là người đầu tiên hoàn thành 50 m. Ở chặng nước rút, anh tiếp tục duy trì phong độ về đích đầu tiên

Không chỉ vậy, Thanh Bảo còn phá kỷ lục SEA Games do chính mình tạo ra. Một năm trước tại Hà Nội, anh mất 1 phút 01 giây 17 để hoàn thành cự ly này. Trên đất Campuchia, con số này được giảm xuống còn 1 phút 00 giây 97.

Thành tích này có rất nhiều ý nghĩa với cá nhân Thanh Bảo cũng như bơi lội Việt Nam. Trong suốt 4 năm qua, anh liên tục nỗ lực để đứng dậy sau thất bại và gặt hái được thành quả. Năm 2019, cũng ở nội dung 100 m bơi ếch, anh chỉ giành HCB với thành tích 1 phút 01 giây 92. Khi đó, người giành HCV là James Daiparines (1 phút 01 giây 46 - kỷ lục SEA Games).

Đến năm 2022, Thanh Bảo đổi màu huy chương thành công. Anh trở thành VĐV đầu tiên Việt Nam chinh phục HCV nội dung 100m bơi ếch tại SEA Games sau 13 năm. Lần gần nhất một kình ngư Việt Nam đăng quang ở nội dung này là cố VĐV Nguyễn Hữu Việt, lập tại SEA Games 2009.

Tấm HCV này chính là điểm tựa để Thanh Bảo tiếp tục chinh phục thêm nội dung 50 m bơi ếch. Anh về nhất với thành tích 28 giây 28. Trước đó, ở SEA Games 30, anh thậm chí còn không góp mặt trong top 3. Ngoài ra, anh còn giành thêm một tấm HCB ở nội dung 200 m bơi ếch.

2 HCV, 1 HCB của Thanh Bảo đóng góp rất nhiều vào thành tích chung của đội tuyển nam bơi lội Việt Nam. Anh giúp tuyển nam Việt Nam có lần đầu chiếm vị trí số một tại SEA Games, lật đổ sự thống trị của Singapore. Tỷ số HCV giữa hai đội tuyển nam ở kỳ đại hội tại Hà Nội là 11-8. Năm 2019, Singapore thể hiện sự áp đảo với 13 HCV còn Việt Nam chỉ giành được 4 HCV.

Vì thế, việc giành HCV ở ngay nội dung chung kết đầu tiên của Thanh Bảo là điểm tựa để anh tiếp tục chinh phục thêm những điểm cao mới. Trong đó, anh sẽ nỗ lực đổi màu huy chương từ bạc sang vàng ở nội dung 200 bơi ếch.

Nếu duy trì được phong độ hiện tại, Thanh Bảo hoàn toàn đủ sức kiếm thêm từ một đến hai HCV nữa cho bơi lội Việt Nam. Qua đó, anh có thể giúp đội tuyển nam duy trì vị thế số một Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh đội tuyển nam Singapore suy yếu do vắng mặt kình ngư Joseph Schooling.

Khoảnh khắc kỷ lục của kình ngư Phạm Thanh Bảo Tối 7/5, kình ngư của Đoàn Thể thao Việt Nam giành huy chương vàng tại chung kết bơi 100 m ếch nam với thành tích 1 phút 0 giây 97, phá kỷ lục SEA Games (1 phút 1 giây 17).

Mục Thể thao giới cuốn sách nổi tiếng viết về bóng đá châu Phi mang tên "Bàn chân của tắc kè hoa" xuất bản vào năm 2010 của tác giả Ian Hawkey. Chân dung của tân HLV trưởng tuyển Việt Nam, Philippe Troussier, cũng sẽ hiện lên phần nào trong cuốn sách này.

VĐV tăng 12 kg trong 2 tuần để chinh phục HCV SEA Games

Đinh Thị Hương nỗ lực tăng cân 12 kg để tranh tài tại SEA Games 32. Cô hoàn thành nhiệm vụ giành HCV ở nội dung kumite hạng dưới 68 kg trong buổi trưa 7/5 (giờ Hà Nội).

Báo Philippines thừa nhận tài năng của cặp song sinh Việt kiều

Truyền thông Philippines nhắc tới cặp song sinh Trương Thảo Vy và Trương Thảo My khi tuyển nữ Việt Nam giành HCV bóng rổ nội dung 3x3 ở SEA Games 32.

Huỳnh Như: Kinh nghiệm châu Âu của tôi là không đứng quá gần đối thủ

Tiền đạo số một tuyển Việt Nam tự tin vào kinh nghiệm thi đấu ở châu Âu của mình trước cuộc đối đầu Philippines ở lượt cuối bảng A bóng đá nữ SEA Games 32.

Nguyên Khang

Bạn có thể quan tâm