Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tình cảnh trái ngược của Son Heung-min

Son Heung-min thể hiện phong độ tốt khi chơi cho tuyển Hàn Quốc, trái ngược với lúc anh khoác áo Tottenham.

Son chưa thể bùng nổ tại Premier League mùa này. Ảnh: Reuters.

Đội trưởng tuyển Hàn Quốc tỏa sáng khi ghi bàn trong hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 gặp Kuwait và Palestine. Thành tích này giúp anh vượt mốc 50 bàn thắng cho tuyển quốc gia. Son chỉ còn cách kỷ lục 58 bàn của huyền thoại Cha Bum-kun đúng 7 bàn.

Trong năm 2024, Son ghi 10 bàn sau 15 trận ở đội tuyển Hàn Quốc. Nhưng tại Tottenham, chân sút này chỉ có 8 pha lập công trong 26 trận.

Ở mùa giải 2024/25, Son ghi bàn trong hai trận đấu của Tottenham, trước West Ham và Everton. Anh mới có 3 pha lập công ở giải quốc nội, kém Brennan Johnson và Dominic Solanke (cùng 4 bàn).

Dưới thời HLV Ange Postecoglou, trung bình Son ghi bàn hoặc kiến tạo mỗi 109 phút. Đây là tỷ lệ tốt hơn so với bất kỳ HLV nào khác mà anh từng làm việc. Tottenham cũng ghi bàn nhiều hơn so với thời Antonio Conte hay Jose Mourinho.

Kể từ khi Harry Kane rời đi, Son gánh trên vai trách nhiệm lớn. Anh là cây săn bàn hàng đầu của CLB ở tuổi 32. Mùa 2023/24, không ai ghi nhiều bàn hơn Son (17 bàn thắng).

Không phải tuổi tác, chấn thương là nỗi lo của Son. Tiền đạo người Hàn Quốc bị đau trong trận đấu tại Europa League với Qarabag vào tháng 9 và phải nghỉ thi đấu phần lớn tháng 10. HLV Postecoglou thừa nhận rằng chấn thương của các tiền đạo khác buộc ông phải sử dụng Son nhiều hơn, dẫn đến việc Son phải nén đau ra sân.

“Chúng tôi phải thận trọng với Son", HLV Postecoglou cho biết. “Tôi không nghĩ tuổi tác là vấn đề. Tôi chưa thấy điều này ảnh hưởng đến cậu ấy".

Tottenham hy vọng Son sẽ là nhân tố quan trọng giúp đội bóng vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục tranh đua cho một vị trí trong top 4 Premier League. Cuộc đối đầu với Manchester City vào cuối tuần tới sẽ là một bài test khó cho cả Son và Tottenham.

Thành tích bán kết World Cup 2002, sự phát triển của hệ thống K League vẫn là chưa đủ để bóng đá Hàn Quốc tự nuôi sống chính mình. Câu chuyện của nền bóng đá xứ kim chi được khắc họa trong Organizational Culture, Image, Identity in Professional South Korean Club Football của tác giả người Đức Nikolas Sonneborn.

Duy Luân

Bạn có thể quan tâm