Tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, nhân viên bảo vệ đang kiểm tra thân nhiệt của khách hàng thân thiết, cho biết trong tuần này rằng tiền lương của anh ta đã bị giảm, sau khi virus corona bắt đầu lan rộng, Washington Post cho biết.
Paul Andrew, một nhà thiết kế màn hình quảng cáo trong cửa hàng giày cũng vậy, khủng hoảng tài chính khiến anh ta tự hỏi liệu đã đến lúc trở về Philippines. Anh đã không kiếm được nhiều tiền ngay cả trước khi tiền lương bị cắt giảm tới 40% do đại dịch.
Thảm họa kép
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm mạnh khiến Saudi Arabia phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Nó đã gieo rắc nỗi đau quá sức chịu đựng trên khắp vương quốc vốn nổi tiếng với sự giàu có, bao gồm cả những người lao động trong khu vực tư nhân, chủ doanh nghiệp, những người vốn là trung tâm trong tham vọng của Thái tử Mohammed bin Salman nhằm lèo lái nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Bội chi ngân sách ngày càng tăng đã khiến chính phủ gặp khó khăn trong việc cố gắng tăng doanh thu, kiềm chế chi tiêu và hỗ trợ tài chính cho người dân bị ảnh hưởng bởi phong tỏa xã hội trong nhiều tháng.
Nhân viên bảo vệ yêu cầu khách hàng đeo găng tay trước khi vào trung tâm mua sắm. Ảnh: Washington Post. |
Để tăng thu ngân sách, chính phủ đã tăng thuế giá trị gia tăng gấp 3 lần so với trước, một đòn giáng mạnh vào phúc lợi nhà nước vốn được đánh giá là hào phóng, đe dọa tạo ra khó khăn lớn hơn và có thể đẩy mạnh sự bất mãn rộng hơn.
“Một điều rất quan trọng là phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và cực đoan, có thể gây đau đớn, nhưng cần thiết cho sự ổn định tài chính công cộng”, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia, Mohammed al-Jadaan nói, người đã gửi thông điệp khó khăn tới công chúng trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình al-Arabiya vào đầu tháng này.
Tuy nhiên, Saudi Arabia không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với khủng hoảng tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra, như Bộ trưởng Jadaan và các quan chức khác đã nhiều lần nhấn mạnh.
Nhưng Saudi Arabia là nền kinh tế lớn nhất khối Arab và chuyến đi đầy bão táp của họ qua cuộc khủng hoảng đang được xem xét một cách kỹ lưỡng, cũng như liên quan đến phản ứng của thái tử đối với vương miện.
Khi virus tấn công vương quốc vào tháng 3, các nhà quan sát ở Saudi Arabia đã bị thu hút bởi những vấn đề khác, bao gồm việc Thái tử bin Salman bắt giam một số thành viên hoàng gia cao cấp, cuộc chiến dầu mỏ giữa Saudi Arabia và Nga khiến giá cả tăng vọt, gây rạn nứt với chính quyền Mỹ.
Chính phủ Saudi Arabia đã giành được lời khen vì phản ứng nhanh chóng với đại dịch. Vương quốc đã đấu tranh để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh đã lây nhiễm cho hơn 40.000 người. Khi dịch bệnh trở nên tồi tệ, các ngành kinh tế mới mở rộng như du lịch và giải trí chịu thiệt hại nặng nề.
Các doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn chồng chất khi thuế giá trị giá tăng bị đánh gấp 3 lần. Ảnh: Washington Post. |
Chi tiêu cho một số dự án mang tính biểu tượng trong kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Thái tử bin Salman đã chậm lại. Trong số các dự án đầy tham vọng đó, có dự án Neom, một khu định cư tương lai trên bờ Biển Đỏ và một công viên rộng lớn ở Riyadh.
Chính phủ đã tiếp tục trả lương cho khu vực công cồng kềnh, nhưng tuyên bố rằng chi phí sinh hoạt của nhân viên nhà nước sẽ bị cắt từ tháng 6. Điều đó khiến hành chục nghìn người nước ngoài có nguy cơ mất việc.
Quỹ hoàng gia chi tiêu bất thường
Dù chính phủ Saudi Arabia kêu gọi chính sách thắt lưng buộc bụng, đã có những phàn nàn rằng chính phủ mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của họ, sau khi quỹ tài sản thuộc chủ quyền hoàng gia bắt đầu cuộc mua bán lớn trong đại dịch, bao gồm mua cổ phần trong hãng vận tải biển lớn nhất thế giới và theo đuổi thỏa thuận để tiếp quản câu lạc bộ bóng đá Newcastle United của Anh.
“Các khoản đầu tư này rất quan trọng bởi vì chúng tạo ra lợi nhuận mà chúng ta có thể sử dụng trong trường hợp khủng hoảng, để hạn chế thâm hụt”, Bộ trưởng Tài chính Jadaan giải thích với al-Arabiya.
Cuộc nói chuyện thẳng thắn của bộ trưởng tài chính và các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới là tín hiệu mới nhất cho công chúng thấy rằng thời gian đã thay đổi, Karen Young, chuyên gia về kinh tế chính trị các nước vùng Vịnh Ba Tư tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định.
Nhiều dự án trọng điểm trong chuyển đổi mô hình kinh tế của Saudi Arabia bị chậm lại do tác động của đại dịch. Ảnh: Washington Post. |
“Tương lai có vẻ khác, mọi thứ sẽ khác đối với những người trẻ tuổi ở Saudi”, nhà phân tích Young nhận định.
Thông điệp được chính phủ đưa ra trong đại dịch về sự hy sinh chung để phục vụ nhà nước Saudi Arabia, theo chủ nghĩa dân tộc, khi thái tử cố gắng tập hợp những người trẻ tuổi đứng về phía ông.
Yasmine Farouk, thành viên thỉnh giảng tại Chương trình Trung Đông, thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, lưu ý rằng chính phủ đã thảo luận trong nhiều năm để chấm dứt trợ cấp nhà nước, nhưng đã đấu tranh để thực hiện điều này.
“Thông điệp của chính phủ trong đại dịch trở nên mâu thuẫn. Bên cạnh những cuộc nói chuyện về việc sự hy sinh cho lợi ích chung, các quan chức khác đã nhấn mạnh giọng nói kiểu gia trưởng, hứa rằng Saudi Arabia sẽ làm tốt hơn các nước khác trong việc chăm sóc công dân. Thông điệp đó đã giúp người dân ý thức hơn trong việc cách ly xã hội, nhưng bây giờ chính phủ lại áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng.
Safi Marroun, một doanh nhân 29 tuổi lo lắng việc tăng gấp 3 lần thuế giá trị gia tăng sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh và khiến hoạt động bán hàng trở nên khó khăn hơn, khi hàng hóa ở Saudi Arabia vốn được xem là quá đắt.
Khủng hoảng kinh tế và đại dịch cùng với chính sách mới của chính phủ khiến mọi người trở nên bối rối. Diễn biến tiếp theo ở Saudi Arabia sẽ là một phép thử lớn đối với tham vọng của Thái tử bin Salman.