Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thác Victoria cao 100 m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu

Thác Victoria nằm ở biên giới Zambia và Zimbabwe được xem là một trong những thác nước lớn và đẹp nhất thế giới, nhưng giờ đây nó có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu.

Trong nhiều thập kỷ, thác Victoria nổi tiếng thế giới vì sự hùng vĩ của nó. Bắt nguồn từ sông Zambezi của miền Nam châu Phi, khi tới hẻm núi Victoria Falls ở biên giới Zambia-Zimbabwe, nước đổ xuống 100 m tạo nên khung cảnh choáng ngợp. Vẻ đẹp của thác Victoria đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Zimbabwe và Zambia.

Nhưng đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ đã làm thác nước chảy xuống thành tia nhỏ, gióng lên hồi chuông về biến đổi khí hậu có thể giết chết một trong những điểm du lịch nổi tiếng, theo Reuters.

Thông thường, thác nước chảy yếu hơn vào mùa khô nhưng các quan chức cho biết năm nay, lượng nước đổ xuống đã giảm chưa từng có.

“Những năm trước, khi vào mùa khô nó không đến mức này. Đây là lần đầu chúng tôi chứng kiến thác nước như này”, Dominic Nyambe, người có cửa hàng bán quà lưu niệm ở Livingstone, gần thác nước, cho biết.

“Nó ảnh hưởng đến chúng tôi, bởi vì du khách có thể nhìn thấy trên mạng (thác nước thành tia) và không muốn đến nữa”.

Thac Victoria o Chau Phi chay thanh tia anh 1
Du khách đi bộ qua cây cầu để chiêm ngưỡng "tia Victoria", nơi từng là thác nước hùng vĩ bậc nhất thế giới, hôm 5/12. Ảnh: Reuters.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Madrid cho COP25 để thảo luận về cách ngăn chặn sự nóng lên thảm khốc do khí thải nhà kính do con người gây ra, miền Nam châu Phi phải hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất: mất nước và mất mùa. Khoảng 45 triệu người cần viện trợ lương thực vì vụ mùa thất bát.

Zimbabwe và Zambia đã bị cắt điện vì các nước này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy thủy điện tại đập Kariba nằm trên sông Zambezi ở thượng nguồn của thác nước.

Kỳ quan thiên nhiên dài hàng km này giờ trơ đá, lượng nước chỉ đổ xuống như bao nơi khác.

Theo ghi nhận của cơ quan quản lý sông Zambezi, lưu lượng nước hiện nay ở mức thấp nhất kể từ năm 1995 và dưới mức trung bình trong nhiều năm.

Tổng thống Zambia Edgar Lungu gọi đây là “lời nhắc nhở nghiêm túc về những gì biến đổi khí hậu đang gây ra cho môi trường của chúng ta”.

Thế giới trải qua thập kỷ nóng khác thường trong lịch sử

Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết năm 2019 có thể sẽ là năm nóng thứ hai hoặc thứ ba được ghi chép lại trong lịch sử.

Các nước bên bờ vực bị nhấn chìm kêu cứu, COP25 chỉ bàn kỹ thuật

Nhóm các nước chịu nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu cùng ra thông cáo kêu gọi các nước công nghiệp hãy hành động, trước cuộc đàm phán quan trọng về biến đổi khí hậu.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm