Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Táo, quýt Nhật đắt khách

Dù giá trái cây nhập khẩu từ Nhật Bản khá cao so với các nước khác, tại Việt Nam, người tiêu dùng vẫn chuộng trái cây cao cấp từ Nhật Bản vì chất lượng cao.

Chia sẻ tại sự kiện "Quảng bá hương vị và chất lượng của trái cây Nhật Bản", ông Arashima Yuya - Điều phối viên văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM - cho biết sản lượng nhập khẩu trái cây Nhật Bản tại Việt Nam và Singapore bằng nhau, trong khi người dân Singapore có mức thu nhập cao hơn.

"Điều này chứng tỏ người Việt vẫn chuộng trái cây Nhật dù giá rất cao. Đặc biệt, Việt Nam là nơi có nhu cầu khá cao đối với trái cây Nhật Bản thuộc dòng cao cấp", vị này nhấn mạnh.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trái cây Nhật Bản tại TTTM Takashimaya, ông Arashima nhận định dù trái cây Nhật Bản có giá thành cao hơn so với các loại trái cây khác trên thị trường Việt Nam, với sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, hương vị và vẻ ngoài hoàn hảo, những loại trái cây Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, được nhiều người lựa chọn làm quà tặng.

trai cay nhap khau anh 1

Quýt và táo Nhật được trưng bày tại các siêu thị Việt Nam. Ảnh: Tony Fruit.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, ông Lê Viết Sĩ - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tú Phượng Tony - cũng nhận định dù giá thành của quýt Nhật cao hơn so với quýt Australia khoảng 20-30%, tại hệ thống cửa hàng Tony Fruit, quýt Nhật vẫn đang bán rất tốt.

"Mặc dù giá trái cây nhập khẩu đang có xu hướng giảm từng ngày, trái cây Nhật Bản vẫn được khách hàng yêu thích vì chất lượng cao và khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt. Quýt Nhật vẫn đang bán rất chạy chứng tỏ giá bán vẫn đang phù hợp với chất lượng", ông nói thêm.

Ngoài lợi thế về chất lượng và niềm tin khách hàng, ông Sĩ cho biết mùa quýt và táo Nhật thường trùng vào mùa Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Do đó, người tiêu dùng cũng thường chọn trái cây nhập khẩu từ Nhật để làm quà Tết.

"Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn, giá trị mỗi giỏ quà trái cây năm nay cũng có xu hướng giảm khoảng 10% so với năm ngoái", ông bổ sung.

Tại các siêu thị và cửa hàng bán trái cây nhập khẩu, giá quýt Nhật vùng Wakayama đang dao động trong khoảng 250.000-320.000 đồng/kg. Riêng với táo Nhật, tại hệ thống cửa hàng Tony Fruit có 6 loại, dao động trong khoảng 269.000-535.000 đồng/kg. Trong đó, đắt tiền nhất là táo Nhật Sekaiichi với giá 535.000 đồng/kg.

Cũng tại sự kiện, ông Furudate Seiki - Phó tổng lãnh sự quán Nhật Bản - cho biết hiện Việt Nam chỉ có táo và quýt là những loại trái cây được phép nhập khẩu từ Nhật Bản. Do vậy, ông kỳ vọng những loại trái cây khác của Nhật sẽ sớm được nhập khẩu vào Việt Nam để phục vụ cho khách hàng Việt.

Ngược lại, Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang Nhật Bản các loại trái cây như thanh long, xoài, nhãn, vải... "Theo quan sát của tôi, người Nhật rất thích trái cây Việt Nam. Tại Nhật Bản, các siêu thị còn chủ động giới thiệu trái cây Việt Nam đến cho khách hàng", ông chia sẻ thêm.

Kim Oanh Group rót 15.000 tỷ đồng xây khu đô thị ở Bình Dương

Dự án này nằm tại Đại lộ Bình Dương (quốc lộ 13), Nguyễn Thị Minh Khai và Vành đai 3, phường Thuận Giao, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Hãng taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên gần 6.200 tỷ

Thành lập chưa đầy một năm, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility - GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ba lần tăng vốn điều lệ.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm