Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng trưởng tín dụng đạt gần 13%

Đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021 và tăng 13,96% so với cùng kỳ 2021.

Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đánh giá năm 2022 là năm khác biệt trong điều hành kinh tế.

"Nước ta vừa trải qua 2 năm dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước", ông nhìn nhận.

Đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội đến 30/11 đạt khoảng gần 280.000 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Tỷ giá USD/VND tăng khoảng 3,81%

Ông Tú cho biết thêm, trong 8 tháng đầu năm, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh (tính từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 340 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu) và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp.

Tuy nhiên, từ tháng 9, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất điều hành và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát, nên NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành.

Theo đó, NHNN đã 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng với tổng mức tăng 0,8-2%/năm; tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên.

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TỪ ĐẦU NĂM 2022
Số liệu: NHNN
NhãnTháng 123456789101121/12
Tăng trưởng tín dụng % 2.741.825.976.758.049.359.429.9110.9611.512.1412.87

Trong điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, lãnh đạo NHNN cho biết tỷ giá USD/VND tăng khoảng 3,81% so với cuối năm 2021, mức mất giá của VND so với USD thấp hơn các đồng tiền khác trên thế giới.

Ông Tú cho biết trong giai đoạn 2021-2026, NHNN sẽ triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng quy mô lớn sẽ tiếp tục được mở rộng, ngân hàng yếu kém sẽ sớm có đề án hoàn thiện chuyển giao bắt buộc...

"Thời gian qua, ngân hàng khó khăn như SCB do tác động của cá nhân, tập đoàn... buộc NHNN phải kiểm soát đặc biệt. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát để duy trì hoạt động của ngân hàng này", ông nhấn mạnh.

Năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu đặt ra khoảng 4,5%. Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh...

Sức ép lạm phát rất lớn

Dự báo về kinh tế vĩ mô 2023, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết năm 2022 là năm đặc biệt khi tất cả biến động toàn cầu, đặc biệt Fed tăng mạnh lãi suất đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam.

"Kinh tế toàn cầu năm 2023 có khả năng suy thoái rất lớn, Fed có xu hướng tiếp tục tăng lãi suất và duy trì ở mức cao. Như vậy mặt bằng lạm phát cao trong năm 2023 sẽ tiếp tục duy trì", ông nhìn nhận.

Theo ông Quang, lạm phát cả năm 2022 của Việt Nam khả năng dưới mức 4% bình quân, tuy nhiên ông cho rằng lạm phát cơ bản rất đáng quan ngại. Tháng 1 so với cùng kỳ chỉ tăng 0,6%, tuy nhiên đến tháng 11 đã tăng tới 4,2% và dự báo tháng 12 tăng trên 5,2%.

"Sức ép lạm phát cho năm 2023 rất lớn, do đó chính sách điều hành tiền tệ không thể chủ quan và phải ưu tiên kiểm soát lạm phát trong tất cả chính sách về tiền tệ của NHNN năm 2023. Đây là mục tiêu quan trọng nhất", Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ nhấn mạnh.

tang truong tin dung anh 1

Năm 2022, mức mất giá của VND so với USD thấp hơn các đồng tiền khác trên thế giới. Ảnh: Chí Hùng.

Ông cho rằng khả năng điều hành tín dụng, lãi suất, tỷ giá năm 2023 rất khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2023, NHNN sẽ xem xét rất thận trọng và luôn hỗ trợ cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng không chủ quan lạm phát.

Về điều hành lãi suất, tỷ giá, ông Quang cho biết Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong khi Việt Nam rất khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới. NHNN sẽ cố gắng tham mưu điều hành duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho đối tượng khách hàng phù hợp.

Chia sẻ thêm về gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng thừa nhận gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt được như kỳ vọng. Đến cuối tháng 11, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt khoảng 78 tỷ đồng.

"Chủ yếu do 2 nguyên nhân chính là tâm lý e ngại của khách hàng khi tham gia vì phải tuân thủ các thủ tục kiểm tra, hậu kiểm chiếm 60-70% và vấn đề đánh giá khả năng trả nợ, phục hồi...", lãnh đạo Vụ Tín dụng cho hay.

Bà Giang cho biết NHNN đã có 2 tờ trình báo cáo Chính phủ và đề xuất điều chuyển nguồn tiền sang cho vay chương trình giải quyết việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp miễn giảm thuế...

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Tổng cục Dự trữ: Dự trữ xăng dầu chỉ đủ cho 7 ngày sử dụng

Hiện nay nguồn lực dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đáp ứng được 7 ngày sử dụng, Tổng cục Dự trữ đang thảo luận mức dự trữ mới để trình Thủ tướng phê duyệt.

Lãi suất qua đêm lao dốc, Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại

Việc lãi suất cho vay VNĐ qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm liên tục đã khiến NHNN phải đảo chiều từ bơm tiền sang hút tiền qua kênh OMO để giảm áp lực tỷ giá.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm