Hãng thông tấn của Trung Quốc không nêu cụ thể địa điểm tàu nghiên cứu biển của nước này đã khoan sâu để thăm dò khí tự nhiên dưới đáy ở Biển Đông.
Theo đó, hệ thống khoan Sea Bull II có thể giúp khám phá nguồn khí tự nhiên hydrat (các tinh thể rắn được hình thành từ hỗn hợp khí metan và nước), vốn được đánh giá là nguồn năng lượng hứa hẹn trong tương lai ở Biển Đông.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Ảnh: AFP. |
Hoạt động thăm dò của Trung Quốc có thể tiếp tục đẩy căng thẳng về vấn đề Biển Đông trong khu vực leo thang, theo Reuters.
Trước đó, các hoạt động thăm dò dầu khí trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây căng thẳng và bất bình trong khu vực.
Trong một diễn biến đáng chú ý, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, do tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông hôm 4/4.
Động thái này diễn ra sau khi phía Philippines cho biết hơn 200 tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm gần Sinh Tồn Đông từ ngày 7/3.
Đá Ba Đầu là rạn san hô có hình dạng chữ V, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hôm 8/4, Philippines tuyên bố “để ngỏ mọi lựa chọn”, bao gồm việc kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung với Mỹ, nhằm đối phó với hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.