Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tấn công mạng gây ra vụ nổ ở nhà máy tên lửa của Iran?

Một số nhà quan sát cho rằng có thể đã xảy ra vụ tấn công mạng của nước ngoài nhắm vào cơ sở tên lửa Khojir dẫn đến vụ nổ rung chuyển bầu trời ở Iran vào tuần trước.

Một vị tướng của Iran không loại trừ khả năng vụ nổ lớn ở phía đông Tehran vào tuần trước là do tấn công mạng, giữa lúc có suy đoán rằng vụ việc là hành động phá hoại của thế lực nước ngoài, tạp chí National Interest cho biết.

Chính quyền Iran đã cố gắng đánh lạc hướng vụ nổ đã phá nát nhà máy sản xuất tên lửa ở phía đông Tehran như vụ nổ bình ga tại một nhà máy ở khu công nghiệp. Nhưng quan chức khác đã bác bỏ khả năng tấn công mạng dẫn đến vụ nổ.

Cang thang My - Iran anh 1

Cựu tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tham quan cơ sở làm giàu uranium Natanz, nơi từng là mục tiêu tấn công của virus máy tính Stuxnet. Ảnh: AP.

“Về vụ nổ ở cơ sở khí đốt Parchin, người ta đề cập rằng vụ nổ do hệ thống máy tính trung tâm bị hack. Nhưng cho đến khi chúng tôi có kết luận về vụ việc, chúng tôi không thể bình luận”, chuẩn tướng Gholamreza Jalali, người đứng đầu Viện phòng thủ thụ động nói trong một hội nghị về hóa học quốc phòng do Đại học Y tế Ali tổ chức.

Vụ nổ phá hỏng tổ hợp sản xuất tên lửa Khojir theo hình ảnh vệ tinh, nhưng chính quyền Iran khẳng định nó xảy ra tại khu công nghiệp Parchin cách đó 40 km. Sự che giấu của chính quyền cùng với những căng thẳng quốc tế liên quan đến chương trình tên lửa của Iran đã làm dấy lên nghi ngờ về một vụ phá hoại.

Chương trình tên lửa của Iran là chủ đề gây tranh cãi tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cuộc họp hôm 30/6, về việc có nên gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran hay không.

Mỹ viện dẫn vụ phóng vệ tinh gần đây của Iran để lập luận Tehran đang theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo nguy hiểm.

Mỹ và Israel từng tấn công mạng Iran

Trong quá khứ, Mỹ và Israel đã hợp tác để phá hoại chương trình hạt nhân của Iran. Họ sử dụng các sát thủ tấn công liều chết bằng xe máy gắn bom để sát hại nhà khoa học hạt nhân của Iran. Họ được cho là đứng sau loại mã độc mang tên Stuxnet để phá hoại cơ sở hạt nhân Iran.

Cơ sở chế tạo tên lửa như Khojir rõ ràng không nằm ngoài tầm ngắm của tình báo Mỹ và Israel. Stuxnet là vũ khí cực kỳ tinh vi được thiết kế để vượt qua tường lửa và các giải pháp bảo mật không gian mạng khác.

Nó can thiệp vào hệ thống máy ly tâm được sử dụng để làm giàu uranium khiến chúng quay quá nhanh hoặc quá chậm và làm cho bộ điều khiển đọc sai thông số. Stuxnet được cho là đã phá hoại 1/5 số máy ly tâm của Iran, lây nhiễm cho hơn 200.000 máy tính và khiến 1.000 máy tính xuống cấp.

Barak Ravid, nhà báo người Israel đã hỏi đặc phái viên Mỹ về Iran Brian Hook về vụ nổ trong cuộc phỏng vấn trên Kênh 13. “Chúng tôi không có bất kỳ ý định nào để thực hiện điều đó”, đặc phái viên Hook nói, nhưng ông nhấn mạnh chương trình tên lửa Iran là rất quan trọng.

Các quan chức Israel nói với tờ New York Times rằng họ không liên quan.

“Có toan tính lớn khi bạn sử dụng cuộc tấn công mạng với nhiều thuyết âm mưu không rõ ràng để quy kết và giữ cho các xung đột liên quan đến không gian mạng ở dưới ngưỡng có thể dẫn đến xung đột vũ trang và giảm thiểu nguy cơ rơi vào bẫy địa chính trị”, Daniel Frey, nhà điều tra về mối đe dọa không gian mạng tại Trung tâm Tình báo cao cấp (LLC) nói.

Iran xếp sau Nga, Trung về tấn công mạng

Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ sau khi Stuxnet gây thiệt hại nặng cho chương trình hạt nhân của Iran. Các quan chức Mỹ cho biết Iran và Triều Tiên chỉ đứng sau Trung Quốc và Nga về khả năng tác chiến không gian mạng.

Cang thang My - Iran anh 2

Năng lực tấn công không gian mạng của Iran phát triển mạnh kể từ sau sự kiện Stuxnet. Ảnh: Getty.

Các quan chức Mỹ từng cảnh báo rằng năng lực tấn công không gian mạng của Iran ngày càng tinh vi. LLC từng phát hiện rằng một loại virus máy tính có tên Achilles có thể xâm nhập các tài khoản chính phủ Anh và cơ sở quốc phòng của Australia.

Yelisey Boguslavskiy, người đứng đầu chương trình nghiên cứu về tác chiến không gian mạng Iran của LLC, cho biết Achilles không chỉ hoạt động rầm rộ mà còn mở rộng khả năng hack vào cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia, cũng như hợp tác với những kẻ tấn công mã độc để tống tiền nói tiếng Nga.

Tuần trước, Achilles đã cố gắng bán 3,5 TB dữ liệu của một nhà sản xuất quốc phòng, bao gồm giải pháp thiết kế và sản xuất tàu ngầm, nâng cấp hệ thống tác chiến và radar cho máy bay quân sự, theo ông Boguslavskiy.

“Iran có khả năng răn đe không gian mạng để dọa Mỹ. Điều đó có thể buộc Mỹ và Israel phải tính toán lại những rủi ro”, ông Frey nói. Nhưng điều đó đã không ngăn được Mỹ tấn công cơ sở dữ liệu tàu chở dầu của Iran vào tháng 4/2019.

Tuy nhiên, khi một thế lực thực hiện cuộc tấn công nhắm vào không gian mạng đã cảnh báo cho đối phương về lỗ hổng bảo mật, điều đó sẽ dẫn đến một bản vá lỗi và việc thu thập thông tin của đối phương sẽ trở nên khó khăn hơn.

Vụ nổ ở Iran có thể do sự cố với tên lửa

Ảnh vệ tinh nơi xảy ra vụ nổ làm rung chuyển Tehran cho thấy có thể xảy ra sự cố nào đó đối với hệ thống hầm ngầm, nơi có cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo.

Nổ lớn gần căn cứ quân sự khiến Tehran rung chuyển

Một vụ nổ lớn xảy ra vào đêm 25/6 khiến khu vực phía Đông thủ đô Tehran của Iran rung chuyển.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm