Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh của 'chim ăn thịt' F-22 mà Mỹ đưa tới Đông Nam Á

F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ.

Từ những năm 80
Từ những năm 80, Không quân Mỹ bắt đầu tìm kiếm một loại máy bay chiến đấu mới, có khả năng thay thế F-15E nhằm đối đầu với tiêm kích Su-27 của Không quân Liên Xô. Phi cơ mới phải đáp ứng một loạt yêu cầu: chế tạo với vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay điện tử, động cơ mạnh, có khả năng biến mất trên màn hình radar. Ảnh: Military Today
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát triển F-22 Raptor trong vòng 20 năm, với chi phí lên tới <abbr class=70 tỷ USD." />
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát triển F-22 Raptor trong vòng 20 năm, với chi phí lên tới 70 tỷ USD. Ảnh: Wikipedia
F-22
Ngày 7/9/1997, “chim ăn thịt” F-22 xuất kích lần đầu tiên.
K
Các cuộc thử nghiệm và đánh giá F-22 diễn ra từ tháng 4/2004 tới tháng 2/2005. F-22 chính thức phục vụ Không quân Mỹ từ năm 2007. Ảnh: blogspot.com
chiến đấu
Về phương diện vật liệu, F-22 có nhiều đặc điểm tương tự B-2. Thành phần vật liệu gồm 39% titan, 24% vât liệu phức hợp, 16% hợp kim nhôm và 1% chất dẻo.
d
Nhà sản xuất sử dụng vật liệu phức hợp (carbon và sợi) để tạo khung thân, cửa, cánh, đồng thời khoan kiểu tổ ong để tăng khả năng hấp thụ sóng radar của những bộ phận ấy. Họ cũng phủ lớp hấp thụ sóng radar lên thân máy bay. Ảnh: Wikipedia
F-22
Trong khi B-2 hay F-117A có kiểu dáng độc đáo, F-22 có kiểu dáng tương tự máy bay chiến đấu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo tính năng tàng hình. Ảnh: wordpress.com
F-22
Ban đầu, Bộ Quốc phòng Mỹ định mua 750 phi cơ F-22 để hiện đại hóa mạnh mẽ lực lượng Không quân, nhưng do chi phí khá lớn (150 triệu USD/chiếc), nên cuối cùng họ chỉ đặt hàng 187 chiếc. Ảnh: blogspot.com

Văn Toàn

Bạn có thể quan tâm