Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức hấp dẫn của những nhà hàng có khu bếp mở

Vừa thưởng thức, vừa được xem các đầu bếp chế biến thức ăn là niềm vui của nhiều thực khách, đặc biệt là người trẻ. Bởi vậy, thiết kế khu bếp mở đang là lựa chọn của một số nhà hàng.

Kinh doanh am thuc anh 1

Khu bếp mở, tạo điều kiện cho thực khách xem các đầu bếp nấu nướng. Ảnh: Travellive.

Gần đây có nhiều cửa hàng làm dạng bếp mở để khách hàng có thể nhìn thấy khu vực bếp. Có điều, dù đã cất công làm bếp mở nhưng không ít khu bếp lại như đã “đóng” rồi.

Đã làm khu bếp mở mà những người trong bếp không “sống” thì hỏng!

Nếu ở những nhà hàng cao cấp, có lẽ chỉ cần nhìn thấy bóng dáng của những đầu bếp đang chế biến đồ ăn trong gian bếp là khách hàng đã cảm thấy vui thích rồi.

Nhưng với những quán nhậu như của chúng ta, khách hàng đâu cần xem kĩ thuật nấu ăn đâu. Vậy nên nếu không giúp ích gì trong công cuộc cải thiện trải nghiệm giúp khách hàng thích thú, thì làm bếp mở cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Ở chỗ nấu nướng, những cửa hàng nào cố tình chế biến đồ ăn sao cho lửa bùng lên là cửa hàng có ý thức sâu sắc về việc làm vui lòng khách.

Khu vực nướng đồ sẽ được quây bằng kính để từ chỗ ngồi, khách hàng vẫn có thể nhìn rõ được. Khi chế biến món ăn, ví dụ làm món nướng bằng rơm, họ sẽ để lửa bùng lên đến tận sát trần nhà, cốt là để làm vui lòng khách hàng.

Nhưng dù không phải những món đặc biệt như thế, ngay cả việc thái sashimi, rán tempura… nếu bạn chỉ chế biến theo cách bình thường thì không được. Quán chúng ta không phải quán ăn kiểu Nhật truyền thống cao cấp nên dù kĩ thuật nấu nướng kém cũng không sao. Nhưng nghĩ cách để khách hàng vui vẻ lại chính là nhiệm vụ của chúng ta.

Việc nêm nếm nhất định cần có cảm giác sống động, từng lời nói, từng hành động của chúng ta phải khơi gợi được cảm xúc nơi khách hàng. Hồi tôi còn tự quản lí quán một mình, tuy chỉ là dân tay ngang nhưng tôi vừa ngân nga tên món ăn vừa đảo, múa chảo để mua vui cho khách.

Khu bếp là nơi có nhiều vị trí làm việc, vậy nên bạn cần nghĩ làm thế nào để bản thân nhìn “ngầu” nhất. Nếu không biết nên làm thế nào, bạn chỉ cần bắt chước nhân viên mình cảm thấy ngầu nhất ở từng vị trí là được.

Một khi khách hàng cảm thấy chúng ta thật ngầu, suy nghĩ này sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong họ rằng quán thật ấn tượng, bản thân chúng ta cũng tự nhiên cảm thấy có động lực làm việc nhiều hơn.

Người thiết kế cửa hàng của tôi có nói thế này: Tùy từng cửa hàng sẽ có những yêu cầu thiết kế khu bếp mở phù hợp, nhưng dù vậy, thật ra có rất nhiều ràng buộc vô hình giữa khu bếp và những nơi khác.

Ở cửa hàng chúng tôi, khách hàng có nhìn thấy khu vực rửa dọn cũng không sao. Bởi vì, chính vì thường xuyên bị khách nhìn nên nó mới trở thành khu dọn rửa chỉn chu, đâu ra đấy. Còn nếu không, có khi nhân viên sẽ làm ẩu cho xong, thế thì tôi có cất công làm bếp mở, nó vẫn có thể trở nên nhếch nhác.

Takashi Uno/ Bách Việt Books & NXB Dân trí

Bình luận

SÁCH HAY