- Chu Văn Đức, Đỗ Thanh Nhân, Đỗ Mạnh Hùng, Võ Văn Hiền, Trần Lê Tấn Đạt, Nguyễn Viết Ngọc Hiệp Lò Văn Biển (karate, kumite đồng đội nam)
- Trương Thị Thương, Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị Ngoan, Hoàng Thị Mỹ Tâm (karate, kumite đồng đội nữ)
- Nguyễn Thị Hoài Nương, Nguyễn Hoàng Dũ (vovinam, tự vệ nữ)
- Đặng Ngọc Xuân Thiện, Văn Vĩ Lương, Nguyễn Văn Khánh Phong, Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành, Trịnh Hải Khang (thể dục dụng cụ, toàn năng đồng đội nam)
- Phạm Thị Phượng (kun bokator, đối kháng hạng cân 45 kg nữ)
- Nguyễn Thị Thanh Tiền (kun bokator, đối kháng hạng cân 50 kg nữ)
- Bùi Thị Thảo Ngân (vovinam, đối kháng hạng cân 65 kg nữ)
- Nguyễn Thị Oanh (điền kinh, 5.000 m nữ)
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (kun bokator, đối kháng hạng cân 55 kg nữ)
- Trần Hưng Nguyên (bơi, 400 m hỗn hợp cá nhân nam)
- Trần Võ Song Thương (kun bokator, đối kháng hạng cân 60 kg nữ)
- Nguyễn Huy Hoàng (bơi, 1.500 m tự do nam)
- Huỳnh Văn Cường (kun bokator, đối kháng hạng cân 65 kg nam)
- Trần Nhật Hoàng, Nguyễn Thị Hằng, Trần Đình Sơn, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh, 4x400 m tiếp sức nam nữ).
- Ngô Đức Mạnh (bokator, đối kháng hạng cân 70 kg nam).
19h45: Bokator Việt Nam giành HCV thứ 6 sau 6 trận chung kết. Người cuối cùng thắng trận là Ngô Đức Mạnh, ở nội dung đối kháng nam hạng cân 70 kg nam. Anh đá knock-out võ sĩ Damxoumphone Khieosavath (Lào) để trở thành nhà vô địch.
19h28: Nguyễn Hoàng Yến Nhi giành HCB carom 3 băng nữ, thua Sruong Pheavy (Campuchia) với tỷ số 20-25.
19h18: Điền kinh Việt Nam xuất sắc giành HCV ở nội dung 4x400 m hỗn hợp nam nữ.Trần Nhật Hoàng chỉ về thứ 3 ở chặng đầu tiên nhưng anh không để đối thủ bỏ xa. Sau đó, Nguyễn Thị Hằng bứt lên nhanh chóng để giúp đội Việt Nam vươn lên dẫn đầu, bỏ khá xa các đối thủ. Trần Đình Sơn duy trì lợi thế này tại chặng ba. Cuối cùng, Nguyễn Thị Huyền làm tốt nhiệm vụ, về đích đầu tiên, bất chấp nỗ lực bám đuổi của VĐV Thái Lan. Chung cuộc, điền kinh Việt Nam giành HCV với thành tích 3 phút 20 giây 19.
19h11: Huỳnh Văn Cường giành HCV ở nội dung đối kháng nam hạng cân 65 kg, môn kun bokator.
19h04: Bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-0 để giành tấm HCĐ.
Huy Hoàng hơn người về nhì đến gần 24 giây. |
18h57: Việt Nam tiếp tục thống trị nội dung 1.500 m tự do nam
Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Kim Sơn cùng tranh tài ở nội dung 1.500 m bơi tự do nam. Hai kình ngư Việt Nam bứt lên từ sớm và duy trì vị trí trong tốp hai. Trong đó, Huy Hoàng tạo khoảng cách khá xa với các VĐV bám đuổi.
Chung cuộc, Huy Hoàng giành HCV với thành tích 5 phút 11 giây 24 còn Kim Sơn có được tấm HCB. Đây cũng là thành tích ở SEA Games 31 của bộ đôi này.
Huy Hoàng và Kim Sơn mang về thêm 1 HCV, 1 HCB. Ảnh: Bảo Ngọc. |
Huy Hoàng thể hiện sự vượt trội ở nội dung sở trường. Ảnh: Bảo Ngọc. |
18h50: Ở nội dung đối kháng nữ hạng cân 60 kg môn kun bokator, Trần Võ Song Thương giành HCV.
Song Thương giành HCV thứ 4 cho kun bokator Việt Nam. Ảnh: Thu Xâm. |
18h35: Nguyễn Hoài Văn giành HCB ở nội dung ném lao nam với thành tích 69,55 m. Anh kém người giành HCV 5 cm.
18h22: Lương Đức Phước giành HCB ở nội dung 1.500 m nam. Người giành HCV là Kieran Tutivate của Thái Lan với thành tích 3 phút 57 giây 97.
18h14: Nguyễn Quang Thuấn, em trai kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, vuột HCV dù dẫn trước trong phần lớn thời gian thi đấu ở nội dung 400 m hỗn hợp. Anh về nhì với thành tích 4 phút 21 giây 03. Với những pha nước rút ấn tượng, Trần Hưng Nguyên bảo vệ thành công tấm HCV từ đại hội trước với thành tích 4 phút 19 giây 12.
18h: Nguyễn Thúy Hiền giành HCĐ ở nội dung 100 m bơi tự do nữ với thành tích 58 giây 42. Đây là tấm huy chương đầu tiên của thần đồng 14 tuổi.
17h55: Nguyễn Thị Tuyết Mai giành HCV ở nội dung đối kháng hạng cân 55 kg nữ, môn kun bokator.
Tuyết Mai mang về tấm HCV thứ 3 cho kun bokator Việt Nam trong ngày 8/5. Ảnh: Nam Trung. |
Nguyễn Thị Oanh và Hồng Lệ nỗ lực bứt tốc ở những mét cuối cùng. Ảnh: Bảo Ngọc. |
Cả hai thấm mệt sau chặng đua dài. Ảnh: Bảo Ngọc. |
Niềm vui của hai VĐV khi giúp điền kinh Việt Nam tiếp tục thống trị cự ly 5.000 m nữ. Ảnh: Bảo Ngọc. |
17h44: Ở chung kết nội dung 5.000 m nữ, điền kinh Việt Nam có hai VĐV tham dự là Phạm Thị Hồng Lệ và Nguyễn Thị Oanh. Xuyên suốt đường đua, Hồng Lệ và Nguyễn Thị Oanh duy trì vị trí trong tốp đầu. Những mét cuối cùng, cả hai VĐV đều chạy nước rút. Chung cuộc, Hồng Lệ giành HCB còn Nguyễn Thị Oanh xuất sắc đoạt HCV với thành tích 17 phút 00 giây 28.
17h22: Lê Thanh Tùng và Đinh Phương Thành giành HCB, HCĐ ở nội dung cá nhân toàn năng nam. Người giành HCV không ai khác ngoài siêu sao Carlos Yulo của Philippines.
17h20: Ở môn vovinam, Bùi Thị Thảo Ngân đánh bại đối thủ Philippines trong trận chung kết đối kháng hạng cân 65 kg nữ. Đây là tấm HCV thứ 22 của Đoàn Thể thao Việt Nam.
17h15: Nguyễn Thị Thanh Tiền xuất sắc giành HCV ở nội dung đối kháng hạng cân 50 kg nữ, môn kun bokator.
Thanh Tiền đem về tấm HCV thứ hai cho đội kun bokator Việt Nam. Ảnh: Nam Trung. |
16h45: Phạm Thị Phượng giành HCV môn kun bokator ở nội dung đối kháng, hạng cân 45 kg nữ.
Phạm Thị Phượng thi đấu ấn tượng trong trận chung kết. Ảnh: Đạt Đỗ. |
16h35: Ở chung kết nội dung 200 m, Ngần Ngọc Nghĩa xuất phát tại làn chạy số 6. Anh giành tấm HCB với thành tích 20 giây 84 dù đã có khởi đầu khá tốt.
Cũng tại nội dung này, thần đồng 17 tuổi của điền kinh Thái Lan, Puripol Boonson, dính chấn thương khi đang dẫn đầu và không thể hoàn thành bài thi. HCV thuộc về một VĐV Thái Lan khác là Soraout Dapbang với thời gian 20 giây 62.
HCB cũng là kết quả đáng khích lệ đối với Ngần Ngọc Nghĩa. Ảnh: Bảo Ngọc. |
Boonson tiếc nuối khi chấn thương giữa chừng. Ảnh: Bảo Ngọc. |
Dapbang chạy đến hỏi thăm đồng đội sau khi giành HCV. Ảnh: Bảo Ngọc. |
16h30: VĐV điền kinh Thái Lan Athicha Phetkun bị loại khỏi chung kết 200m nữ vì lỗi xuất phát sớm. Phần thi chung kết chỉ còn 7 vận động viên. Kha Thanh Trúc xuất phát ở đường chạy số 2, Trần Thị Nhi Yến ở đường số 4. Cuối cùng, Nhi Yến mang về tấm HCB cho điền kinh Việt Nam với thành tích 23 giây 54.
Truyền thông Đông Nam Á dành sự quan tâm cực lớn cho điền kinh, nội dung quan trọng bậc nhất SEA Games 32. Ảnh: Nam Trung. |
16h05: Đội tuyển thể dục dụng cụ giành HCV ở nội dung đồng đội toàn năng nam với 313 điểm. HCB, HCĐ lần lượt thuộc về Philippines (305 điểm) và Malaysia (295 điểm).
Các chàng trai của TDDC Việt Nam rạng rỡ khi đứng trên bục huy chương. Ảnh: Y Kiện. |
16: Đội tuyển điền kinh Việt Nam chuẩn bị bước vào tranh tài ở chung kết 7 nội dung. Cụ thể là 200 m nữ (Trần Thị Nhi Yến, Kha Thanh Trúc), 200 m nam (Ngần Ngọc Nghĩa), ném lao nam (Nguyễn Văn Hoài), nhảy ba bước nữ (Nguyễn Thị Hương), 5.000 m nữ (Nguyễn Thị Oanh, Phạm Thị Hồng Lệ), 1.500 m nam (Lương Đức Phước, Giang Văn Dũng), 4x400 m hỗn hợp nam nữ (Nguyễn Thị Huyền, Hoàng Thị Ánh Thục, Trần Đình Sơn, Quách Công Lịch, Trần Nhật Hoàng, Nguyễn Thị Hằng).
Bài thi tự vệ nữ đẹp mắt mang về thêm một tấm HCV cho Đoàn Thể thao Việt Nam. Ảnh: Quý Lượng. |
14h55: Savanna Lý Nguyễn, Sĩ Bội Ngọc, Sophia Huỳnh Trần Ngọc Nhi, Phan Diễm Quỳnh nhận thất bại trước Thái Lan với tỷ số 0-2 ở bán kết tennis đồng đội nữ nên chỉ giành HCĐ. Trong đó, Savana và Diễm Quỳnh thi đấu đơn nữ.
14h40: Vovinam giành HCV nhờ bài thi tự vệ nữ của 2 VĐV Nguyễn Thị Hoài Nương và Nguyễn Hoàng Dũ.
14h25: Ở môn vovinam, Bùi Thị Thảo Ngân vào chung kết nội dung đối kháng hạng cân 65 kg nữ sau khi đánh bại võ sĩ nước chủ nhà.
Đoàn Karate mang về thêm 2 tấm HCV cho Thể thao Việt Nam trong ngày 8/5. Ảnh: Quý Lượng. |
14h30: Lê Công Nghị đánh bại đối thủ Malaysia ở nội dung 51 kg nam để giành quyền vào chung kết Kun Khmer.
13h25: Ở nội dung đồng đội kumite nam bộ môn Karate, đội Việt Nam gồm Chu Văn Đức, Đỗ Thanh Nhân, Đỗ Mạnh Hùng, Võ Văn Hiền, Trần Lê Tấn Đạt, Nguyễn Viết Ngọc Hiệp và Lò Văn Biển) giành HCV. Bên cạnh đó, Trương Thị Thương, Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị Ngoan, Hoàng Thị Mỹ Tâm cũng đã giành HCV nội dung đồng đội kumite nữ.
Mục thể thao giới thiệu cuốn tự truyện “Usain Bolt: Faster Than Lightning” của VĐV điền kinh huyền thoại người Jamaica. Bolt kể lại hành trình vươn lên thành tia chớp của điền kinh thế giới, bao gồm cả những buổi thử doping đầy nhọc nhằn về tâm lý.