Mới đây, Bộ Công an đã đăng tải dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để lấy ý kiến đóng góp của cá nhân, tổ chức. Dự thảo Nghị định sẽ được lấy ý kiến đóng góp đến ngày 10/3.
Đáng chú ý, tại Điều 12 Nghị định quy định mức xử phạt vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện. Khoản 4 của điều này nêu rõ, phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà.
Ngoài ra, sẽ phạt tiền từ 6 tới 8 triệu đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy theo quy định.
Phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không duy trì hoặc không bảo đảm hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Sẽ bị phạt 25-30 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Với các vi phạm này, sẽ bị phạt tiền gấp đôi nếu để xảy ra cháy.
Cũng tại dự thảo Nghị định, nhiều hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm. Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy theo quy định.
Mức phạt 10-15 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm; hàn, cắt mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 41 điều, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam
Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian 2014-2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.
Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.
Bộ Công an đề xuất phạt người không vào chữa cháy đến 5 triệu đồng
Bộ Công an đề xuất phạt đến 5 triệu đồng đối với người không tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ khi có khả năng, điều kiện cho phép.
Cục CSGT lên tiếng về Nghị định 168 có hiệu lực sau 6 ngày ban hành
Liên quan đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.
Thống nhất chuyển nhiệm vụ sát hạch, cấp bằng lái xe sang Bộ Công an
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Vụ Vận tải, Vụ Pháp Chế (Bộ GTVT), tham gia ý kiến về việc chuyển nhiệm vụ quản lý, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ sang Bộ Công an.