Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

S&P Global Ratings giữ xếp hạng tín nhiệm BB+ với Việt Nam

S&P Global Ratings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB+ với triển vọng ổn định. Tổ chức này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới.

S&P Global Ratings mới xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức BB+. Ảnh: Nam Khánh.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) mới đây đã công bố xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức BB+ và trong ngắn hạn ở mức B.

Triển vọng ổn định phản ánh kỳ vọng của S&P Global Ratings rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới khi nhu cầu toàn cầu phục hồi và Việt Nam dần giải quyết được những thách thức trong nước. Điều này sẽ giữ cho gánh nặng trả nợ của Chính phủ ổn định.

Theo S&P Global Ratings, từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động thương mại của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt sau khi thặng dư tài khoản vãng lai tăng trong năm 2023. Cả xuất khẩu và nhập khẩu nhiều khả năng quay lại mức tăng trưởng mạnh trong năm 2024. Thặng dư tài khoản vãng lai sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,5% GDP trong năm 2024.

Về mặt dịch vụ, du lịch xuyên biên giới đang phục hồi, trong đó có sự gia tăng đột biến của khách du lịch Trung Quốc. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 165% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2023.

Chưa kể nợ nước ngoài của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Tổ chức xếp hạng kỳ vọng tỷ lệ này sẽ đạt trung bình 12% trong giai đoạn 2024-2027, so với mức 19,8% ghi nhận được vào năm 2023.

Tỷ lệ nợ Chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam cũng đã giảm đều đặn trong thập kỷ qua, xuống còn 29% vào năm 2023. Điều này thể hiện sự chuyển hướng của Chính phủ sang nguồn vốn trong nước. S&P Global Ratings đánh giá sự sụt giảm sẽ giúp giảm rủi ro tỷ giá.

Về điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã ứng phó với điều kiện nhu cầu trong nước yếu và áp lực lạm phát thấp hơn bằng cách cắt giảm dần lãi suất tái cấp vốn xuống 4,5% từ mức đỉnh chu kỳ là 6%.

Áp lực giảm giá đối với tiền Đồng của Việt Nam cũng đã hạn chế, và ngân hàng trung ương cũng đã cho phép tỷ giá được giao dịch ở biên độ rộng hơn (tại mức 5%).

Từ các nhận định trên, S&P Global Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 5,8% trong năm 2024, sau khi giảm xuống mức 5% trong năm 2023. Và trong vòng 3-4 năm tới, tổ chức này kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ quay trở lại mức 6,5-7%.

“Chúng tôi dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 4.500 USD vào cuối năm 2024”, S&P Global Ratings nói.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Thủ tướng đề nghị Samsung hỗ trợ thêm doanh nghiệp Việt thành đối tác

Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bộ Tài chính Mỹ kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ nhận định tích cực về chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, đồng thời kết luận không có nền kinh tế đối tác nào của Mỹ thao túng tiền tệ.

Xuất khẩu cà phê lần đầu vượt 3 tỷ USD chỉ sau nửa năm

Chỉ trong gần 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam nhất.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm