Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Real hụt hơi trước Barca: Đâu là sự khác biệt?

Giữa Barcelona và Real Madrid không có nhiều điểm đối lập, song, họ lại đang ở hai thái cực khác nhau. Lý giải cho điều này, tất cả nằm ở một lý do.

Nếu một người bước vào quán rượu ở Madrid (Tây Ban Nha) và hô to: "Barcelona vô địch". Chỉ vài phút sau, anh ta chắc chắn không còn biết đâu là đường về nhà. Người Madrid coi Barcelona như đại kình địch và không bao giờ chấp nhận thua kém đối thủ.

Cả Real và Barca đều có những siêu sao như Ronaldo và Messi trong đội hình, song, Barca lại đang bỏ xa Real trên con đường đi tìm thành công.

Nhưng trong một thập niên trở lại đây, dù có căm ghét hay hận thù Barcelona đến xương tủy, người ta cũng phải chấp nhận một sự thật: Barcelona đang có những thành công nhất định và thống trị La Liga. Còn Real Madrid gặp nhiều khó khăn trên con đường bắt kịp đối thủ.

Nhìn lại số danh hiệu, từ ngày Pep Guardiola dẫn dắt Barcelona mùa 2008-09, họ giành được 5 chức vô địch La Liga và 2 Champions League, còn đội bóng Hoàng gia chỉ có một chiếc cúp La Liga và Champions League. Vậy đâu là sự khác biệt mang đến thành công cho Barcelona, còn Real vẫn kém đối thủ nhiều năm ánh sáng?

Tất cả nằm ở sự ổn định

Khi phân tích về hai gã khổng lồ La Liga, người ta không tìm ra được nhiều sự khác biệt. Real giàu nhất thế giới, còn doanh thu Barcelona luôn nằm trong tốp hàng đầu châu Âu. Họ có sân vận động hiện đại và sở hữu hai lò đào tạo trẻ danh tiếng. Barcelona và Real có thể mua bất kỳ cầu thủ nào trên thế giới.

Tuy nhiên, công thức đưa Barcelona đến thành công 7 năm rưỡi qua đến từ sự ổn định, yếu tố "Los Blancos" (biệt danh Real) còn thiếu.

Kế hoạch tạo hàng công Galacticos sẽ gồm những ai?

Việc sở hữu Cristiano Ronaldo, Gareth Bale và Karim Benzema trên hàng công dường như không làm HLV Zinedine Zidane của Real Madrid hài lòng.

Barca có những cầu thủ xuất sắc mà Real không có.

Nhìn lại những chuyển giao quyền lực trên ghế huấn luyện, Real thay 7 HLV từ khi Guardiola chỉ đạo Barcelona. Ngày Pep rời Nou Camp, đội bóng đang dẫn đầu La Liga mùa này chỉ thay đổi hai HLV, trong đó, Tito Vilanova tự nguyện xin rút lui vì bệnh tật. Trong ban lãnh đạo, Barca trải qua ba đời chủ tịch, còn Real có hai lần thay đổi quyền lực.

Đó không phải sự khác biệt quá lớn. Giữa Real và Barca, một cuộc tranh cãi dữ dội sẽ xảy ra nếu đưa ra kết luận đội nào sở hữu đội hình mạnh hơn. Nếu Real không thể có được những con người xuất sắc như Lionel Messi, Luis Suarez, Andres Iniesta hay Neymar, thì Barcelona lại chẳng thể sánh bằng đối thủ về chiều sâu đội hình.

Song, ở Nou Camp, HLV giống như người bảo vệ triết lý, bản sắc đội bóng và toàn quyền chỉ đạo cầu thủ. Tại thành Madrid, HLV như kẻ bù nhìn nỗ lực vẫy vùng đi tìm sự thừa nhận và chính chủ tịch Florentino Perez mới tạo ra tầm ảnh hưởng đằng sau bức màn.

Real có chiều sâu đội hình mà Barca không có được.

Khi Barca cần HLV, đó giống như công cuộc tìm kiếm những quân bài có thể tạo ra mắt xích kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác và luôn để lại di sản. Nói cách khác, người dẫn dắt Barca phải thật sự am hiểu triết lý đội bóng và sở hữu chung thứ ADN là lối chơi và đường lối phát triển của đội bóng.

Còn Real, Chủ tịch Perez cần những con cừu ngoan ngoãn. Ông sẵn sàng trả lương rất hậu cho người nắm giữ chiếc ghế nóng ở đội bóng, nhưng đổi lại, đó phải là người biết nghe lời. Nơi thành Madrid, vị chủ tịch muốn toàn quyền quyết định đội hình ra sân. Ông làm bóng đá theo kiểu thích mua ai thì mua, rồi sau đó mặc cho HLV lắp ghép đội hình ra sao.

Theo thời gian, Barca như chiếc Ferrari bứt tốc trước đối thủ Mercedes chỉ lo đánh bóng sự hào nhoáng bên ngoài.

Tới lúc Perez phải san sẻ quyền lực

Ai cũng biết Ngài Perez phát cuồng với chính sách “Zidanes y Pavones” (những Zidane và Pavon, ám chỉ việc mua những cầu thủ ngôi sao lớn của thế giới đi kèm với việc đôn lên đội một những cầu thủ trẻ tài năng mà họ đào tạo) và đã có động thái cho thấy Real Madrid thực hiện kế hoạch này.

Tư duy làm bóng đá của Perez đang khiến Real thụt lùi so với Barca.

Nhưng chính  việc thay HLV liên tục khiến đội bóng thất bại thảm hại với ý tưởng đó. Khi một chiến lược gia không có quyền hạn tối ưu lựa chọn đội hình và toàn phải chờ chỉ thị từ ban lãnh đạo, số danh hiệu Barca bỏ xa Real suốt 7 năm rưỡi qua nói thay cho kết quả thu được.

Ở Madrid, ngài Perez được báo chí mô tả như tay độc tài và bảo thủ. Con người ấy luôn suy nghĩ theo kiểu nếu có một ngôi sao đắt giá nào đó trong đội hình, chìa khóa thành công sẽ mở cửa, mặc cho chuyên môn có thích hợp với CLB hay không.

Thống kê cho thấy, Real chỉ giành được 3 chức vô địch giải quốc nội suốt 13 năm Perez làm chủ tịch qua hai thời kỳ. Khi đội bóng không có người đàn ông này trong 3 năm ghế chủ tịch thuộc quyền người khác, Real còn có được hai danh hiệu.

Vén màn công thức hồi sinh Ronaldo

Cười nhiều, chơi đồng đội hơn, ghi bàn liên tục, giảm cân và phát huy tối đa những ưu điểm. Đó là công thức hồi sinh của Ronaldo khiến những ai chỉ trích anh phải im lặng.

Hiện tại, Perez đang trao quyền cho Zidane, một huyền thoại và rất am tường lối chơi cũng như triết lý đội bóng. Song, Real nếu muốn biến Zidane thành phiên bản của Pep Guardiola thì đòi hỏi chủ tịch Perez phải nới lỏng quyền lực của mình ở CLB. Ông cần giao mọi thứ cho Zidane và khẳng định rõ ai mới là người đứng đầu về lối chơi và định hướng phát triển.

Tại Barca, HLV làm điều đó, còn ở Real, chủ tịch đảm nhận luôn vai trò người chỉ đạo. Điều này lý giải Real Madrid thời gian qua có rất nhiều HLV giỏi nhưng không ai trụ lại được quá lâu và để lại di sản nào cho người kế thừa. Khác với Barca, người đi sau luôn thừa hưởng thành quả từ người đi trước.

Zidane không phải lựa chọn hàng đầu của Real

Tờ La Gazzetta dello Sport (Italy) tiết lộ ứng viên hàng đầu thay cho Rafael Benitez ở Real Madrid sau khi nhà cầm quân này bị sa thải không phải Zinedine Zidane.





Nguyên Trí

Ảnh: Getty Images.

Bạn có thể quan tâm