Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quỹ thù lao chưa tới 600 triệu, Eximbank chi gần 20 tỷ đồng

Điều đặc biệt là dù chi thù lao vượt hơn 46 tỷ đồng, nhưng HĐQT lại trình ĐHCĐ chấp thuận cho EIB không thu hồi lại số tiền đã chi vượt cho HĐQT và Ban kiểm soát 2 năm 2014, 2015.


Trong khi phần thảo luận diễn ra, nhiều cổ đông bức xúc vì cảm thấy quyền lợi mình bị coi thường. Báo cáo viết quá nhiều và mang tính khẩu hiệu, trong khi đó mức cổ tức lợi nhuận của cổ đông lại không có một dòng nào.

Giả trình với cổ đông, ông Ngô Thanh Tùng, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) EIB chia sẻ: "Về lãi của EIB, thành thật không biết ăn nói như thế nào, khi mà cổ đông đầu tư vào nhưng ngân hàng lại kinh doanh không có lãi", ông Tùng xin lỗi cổ đông vì năm qua đã không chia cổ tức.

Các cổ đông cho rằng, nội bộ EIB đang có vấn đề, và yêu cầu làm rõ thù lao của HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) năm 2015, với mức là 19,9 tỷ đồng cùng chi phí hoạt động là 600 triệu đồng.

Theo báo cáo tại ĐHCĐ, quỹ thù lao được hưởng năm 2014 là 1,5% lợi nhuận sau thuế (56,084 tỷ x 1,5%), quy ra số tiền là 841.260 triệu đồng. Tuy nhiên mức thù lao đã chi trong năm 2014 lên đến gần 28 tỷ. Như vậy, EIB đã chi mức thù lao vượt đến 27,1 tỷ đồng.

Quỹ thù lao được hưởng năm 2015 là cũng là 1,5% lợi nhuận sau thuế (39,994 tỷ x 1,5%) quy ra số tiền là 599.910.00 đồng. Tuy nhiên mức thù lao đã chi trong năm 2015 gần 20 tỷ, vượt chi là 19,3 tỷ.

Điều đặc biệt là HĐQT trình ĐHCĐ chấp thuận cho EIB không thu hồi lại đối tiền thù lao đã chi vượt cho HĐQT và ban kiểm soát trong 2 năm 2014 và 2015.

Chuyện cổ đông chưa tin tưởng HĐQT, ông Tùng cho rằng mình hoàn toàn đồng ý về điều này. Nhưng vị này lý giải, HĐQT mới bầu 4-5 tháng vừa qua, phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Vị này khuyến nghị cổ đông không nên quá tin tưởng vào HĐQT hiện tại, mà cần có thời gian cảm nhận và chứng minh.

Ông Nguyễn Phước Dừa, nguyên thành viên HĐQT của Eximbank, phát biểu gây gắt:  “Tôi đề nghị bãi nhiệm 9 thành viên HĐQT hiện tại, vì cách hành xử của chủ tọa đoàn trong đại hội không tôn trọng cổ đông.

Theo vị này, cần xem lại Nghị quyết của HĐQT hiện tại cao hơn Nghị quyết của ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 có đúng không?

Theo đó, Nghị quyết của ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/12/2015 đã quy định tối đa là 11 thành viên. Điều lệ của Eximbank cũng ghi rõ tối đa là 11 thành viên.

Nhưng HĐQT đã làm theo đề nghị của nhóm cổ đông nước ngoài chỉ có 9 thành viên là tối đa, và ra tờ trình bắt cổ đông lựa chọn 9 hay 11 thành viên.

Ông Ngô Thanh Tùng cho rằng, bức xúc của ông Dừa là chính đáng, nhưng các bước của ĐHĐCĐ phải tuân theo quy định. Ông Dừa không có quyền đòi bãi nhiệm các thành viên HĐQT.

Tại đại hội, cổ đông cũng yêu cầu làm rõ tình hình nợ xấu đã được giải quyết ra sao, làm rõ trách nhiệm cá nhân của HĐQT cũ với tình hình nợ.

Theo báo cáo của ban điều hành EIB, nợ xấu đến 31/12/2015 là 2.800 tỷ, trong đó 2.200 tỷ đồng bán cho VAMC. Kế hoạch xử lý nợ xấu bán cho VAMC năm nay là 2.000 tỷ đồng.

Năm 2015, EIB ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh đạt 1.907 tỷ đồng. Song do phải xử lý các khoản nợ xấu và chi phí tồn đọng những năm trước, với tổng cộng là 1.864 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế chỉ còn 61 tỷ đồng. Với yêu cầu cần giữ lợi nhuận còn lại cho đến khi hết lỗ lũy kế, ngân hàng không chia cổ tức 2015.

Năm 2016, mục tiêu kinh doanh gồm tổng tài sản đạt 142.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2015. Các chỉ tiêu huy động vốn và tổng dư nợ cấp tín dụng lần lượt tăng 15% và 10% lên 113.500 tỷ và 105.805 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng dự kiến đạt 720 tỷ đồng.

Đến 13h30, ông Trần Lê Quyết, Trưởng Ban kiểm soát lấy ý kiến cổ đông về công bố tạm dừng ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 lần 2, và thông báo kết quả kiểm phiếu sau.

Biên bản tạm dừng ĐHĐCĐ vì tiến độ kiểm phiếu số 2, còn lại 3 và 4 phải 30 phút nữa mới xong.

Như vậy, tỷ lệ cổ đông thông qua biên bản đại hội chỉ đạt 47,48%. Tỷ lệ không đồng ý là 52% và không ý kiến là 0,13%.

Bình Nguyên

Bạn có thể quan tâm