Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Quốc gia tìm cách 'lấp khoảng trống' của Ukraine trên thị trường

Trong thời điểm chiến sự tại Ukraine khiến thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng, Romania nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 1

Đứng ở rìa cánh đồng lúa mạch rộng lớn của mình ở thị trấn Prundu, cách thủ đô Bucharest, Romania, gần 50 km, ông Catalin Corbea ngắt một nhánh lúa khỏi cây, lăn và bóp mạnh cho hạt lúa mạch rơi ra và cho vào miệng.

"Còn 10 ngày đến 2 tuần nữa", ông Corbea ước tính thời gian đến ngày thu hoạch.

Vị trí chiến lược

Trong suốt 30 năm làm nông nghiệp của mình, ông Corbea chưa từng chứng kiến một vụ mùa nào như thế này. Xung đột bùng phát tại Ukraine, một trong những "vựa bánh mỳ" của thế giới, đã gây ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm trên toàn cầu.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 2

Catalin Corbea, một nông dân và Thị trưởng Prundu, Romania cho biết ngành nông nghiệp nước này đang có những cơ hội lớn trên thị trường lương thực thế giới. Ảnh: New York Times.

Việc phong tỏa các cảng biển đã khiến hàng triệu tấn lúa mỳ và ngô bị mắc kẹt tại Ukraine, khiến châu Phi, Trung Đông và một số quốc gia tại châu Á đối diện với nguy cơ thiếu lương thực trên diện rộng. Tình trạng đó buộc các nước phải nhanh chóng tìm kiếm các tuyến đường vận chuyển mới để giải phóng lượng lương thực bị mắc kẹt nói trên.

"Cuộc xung đột tại Ukraine đã tạo ra những cơ hội mới cho người nông dân tại Romania trong vụ mùa này", ông Corbea nhận định.

Câu hỏi đặt ra là liệu Romania có tận dụng được những cơ hội trên bằng cách đầu tư mở rộng quy mô ngành nông nghiệp của nước này nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt lương thực hiện tại.

Romania có vị trí chiến lược để đạt được mục tiêu này. Cảng Constana của Romania nằm ở phía tây biển Đen, tuy có quy mô nhỏ nhưng là một điểm trung chuyển quan trọng dành cho các loại thực phẩm từ Ukraine trong thời gian qua.

Tuy không thể so sánh với Ukraine, Romania là nước có lượng ngũ cốc xuất khẩu hàng đầu trong Liên minh châu Âu (EU). Trong năm 2021, nước này xuất khẩu 60% sản lượng ngũ cốc của mình, trong đó phần lớn tới Ai Cập và khu vực Trung Đông. Trong năm nay, chính phủ Romania đã phân bổ 527 triệu USD để hỗ trợ ngành trồng trọt và tăng năng suất nông nghiệp.

Tuy nhiên, quốc gia Đông Âu này cũng gặp nhiều thách thức. Những người nông dân tại Romania, tuy hưởng lợi từ giá lương thực tăng cao, cũng phải đối phó với tình trạng chi phí nhiên liệu và phân bón và thuốc trừ sâu tăng vọt.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 3

Tuy giá lương thực tăng mạnh, nông dân Romania cũng phải đối mặt với tình trạng chi phí nhiên liệu, phân bón và thuốc trừ sâu tăng cao. Ảnh: New York Times.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá và các bến cảng của nước này do không được đầu tư đã xuống cấp và lạc hậu, cản trở tham vọng tăng khối lượng xuất khẩu của Romania đồng thời gây khó khăn cho việc trung chuyển hàng hóa từ Ukraine qua nước này.

Tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu

Từ trước khi xung đột tại Ukraine bùng phát, hệ thống sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu đã phải chịu nhiều sức ép. Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã đẩy giá nhiên liệu và phân bón lên cao, trong khi ảnh hưởng từ lũ lụt và hạn hán trên toàn cầu đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm.

Từ khi nổ ra xung đột tại Ukraine, hơn 20 quốc gia trong đó có Ấn Độ, đã áp dụng các biện pháp cấm xuất khẩu lương thực để đảm bảo nguồn cung trong nước, khiến tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng.

Trong năm nay, những đợt hạn hán tại châu Âu, Mỹ, khu vực Bắc Phi và Sừng châu Phi cũng ảnh hưởng mạnh đến sản lượng nông nghiệp. Tại Italy, các nhà chức trách đã phải phân chia lượng nước tiêu thụ ở thung lũng Po, một vùng làm nông nghiệp quan trọng, sau khi mực nước các con sông tại đây giảm thấp đến mức có thể nhìn thấy một chiếc sà lan chìm trong Thế chiến II.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp tại Romania

Theo ông Corbea, tuy lượng mưa tại Prundu không lớn như ông mong đợi, mùa mưa năm nay lại đến đúng thời điểm.

"Chất lượng đất năm nay thật hoàn hảo", ông Corbea nói khi kiểm tra chất lượng đất ở nông trại mình.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 4

Ông Corbea kiểm tra chất lượng đất tại nông trại của mình. Ảnh: New York Times.

Làm nông nghiệp là công việc của cả gia đình ông Corbea khi ông cùng với anh trai và hai con của mình đều làm việc trong nông trại của gia đình. Trên mảnh đất rộng khoảng 12.355 ha của mình, gia đình ông Corbea trồng cải dầu, ngô, lúa mỳ, hoa hướng dương, đậu nành và lúa mạch.

Sản lượng ngũ cốc tại Romania trong năm nay dự kiến không bằng mức kỷ lục 29 triệu tấn vào năm 2021, nhưng vẫn đạt mức cao và có thể dùng để xuất khẩu.

Ông Corbea ngồi lên chiếc Toyota Land Cruiser màu trắng và đi kiểm tra các cánh đồng ngô tại Prundu, dự kiến được thu hoạch vào mùa thu. Ông là thị trưởng của thị trấn Prundu - với 3.500 dân - trong 14 năm qua.

Corbea vẫy tay chào mọi người, trong đó có mẹ mình, khi ông đi qua. Những cái cây và khóm hoa hồng được trồng trên những con phố tại Prundu đều do tự tay ông Corbea và các nhân viên chăm sóc.

Ông cho biết mình có 50 nhân viên làm việc tại trang trại của ông với doanh thu đạt khoảng 10,5 triệu USD mỗi năm. Trong những năm gần đây, ông Corbea đã tập trung đầu tư công nghệ và hệ thống tưới tiêu tại trang trại của mình.

Giữa những cánh đồng ngô, một hệ thống tưới tiêu khổng lồ vươn ra như cánh của một con chim khủng long.

Do giá lương thực tăng cao cùng với phương thức sản xuất được cải tiến sau khi đầu tư hệ thống tưới tiêu mới, ông Corbea dự kiến doanh thu của mình trong năm 2022 sẽ tăng thêm 50%, tương đương với 5,3 triệu USD.

Mặc dù giá dầu diesel, phân bón và thuốc trừ sâu đã tăng gấp 2 hoặc gấp 3 lần, nhưng ông Corbea cho biết doanh thu hiện tại của mình hoàn toàn đủ để bù cho những chi phí này.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 5

Doanh thu của ông Corbea đã tăng lên sau khi ông đầu tư công nghệ và hệ thống tưới tiêu cho trang trại của mình. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, ông Corbea cũng cảnh báo giá cả hàng hóa hiện tại rất bất ổn và những người nông dân phải đảm bảo doanh thu của họ lớn hơn chi phí bỏ ra ban đầu.

Không chỉ ông Corbea, nhiều cá nhân và doanh nghiệp khác cũng hưởng lợi lớn từ việc giá lương thực tăng cao.

"Không thể tưởng tượng nổi. Lợi nhuận đã tăng cao chưa từng thấy", ông Ghita Pinca, Giám đốc tại công ty nông nghiệp Agricover ở Romania cho biết. Ông Pinca cũng dự báo ngành nông nghiệp tại Romania vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, phụ thuộc vào mức độ đầu tư vào công nghệ tưới tiêu và bảo quản của người nông dân.

Còn nhiều khó khăn

Tuy vậy, không phải người nông dân nào cũng hưởng lợi từ tình hình hiện nay. Chipaila Mircea có một trang trại rộng 1.975 ha chuyên trồng lúa mạch, ngô và lúa mỳ ở thị trấn Poarta Alba, miền Đông Nam Romania, cách Prundu 150 km và nằm cạnh tuyến kênh dẫn nước từ sông Danube ra biển Đen.

Ông Mircea cho biết do thời tiết năm nay khô hạn hơn, sản lượng dự kiến của ông thấp hơn năm 2021. Thêm vào đó, tình trạng giá nhiên liệu và phân bón tăng cao cùng với việc những nhà xuất khẩu từ Ukraine hạ giá bán sản phẩm để cạnh tranh cũng khiến lợi nhuận của ông sụt giảm mạnh.

Trang trại của ông Mircea nằm cách cảng Constanta 24 km. Là một trung tâm giao thương và vận chuyển lương thực lớn, cảng Constanta kết nối những quốc gia không giáp biển ở Trung Âu và Đông Âu như Serbia, Hungary, Slovakia, Moldavia và Áo với khu vực Đông Á và Trung Á.

Vào năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng Constanta đạt 67,5 triệu tấn, trong đó có 1/3 là các mặt hàng ngũ cốc. Với việc cảng Odessa bị phong tỏa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Ukraine giờ đây được vận chuyển thông qua cảng Constanta.

Tại khu vực được vận hành bởi tập đoàn thực phẩm Mỹ Cargill ở cảng Constanta, những toa tàu có dán nhãn "Ngũ cốc" đổ đầy ngô từ Ukraine lên những băng chuyền dưới lòng đất.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 6

Những chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine được vận chuyển vào kho tại cảng Constanta, Romania. Ảnh: New York Times.

Tại một bến tàu được vận hành bởi COFCO, tập đoàn chế biến thực phẩm lớn nhất ở Trung Quốc, hàng tấn ngũ cốc được đổ vào những con tàu chở hàng lớn từ các kho chứa được kết nối với bến tàu. Tại các cổng chuyển hàng của COFCO, những chiếc xe tải mang biển số xe Ukraine xếp hàng để được kiểm tra trước khi vào cảng.

Trong chuyến thăm tới thủ đô Kyiv của Ukraine một vài ngày trước, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho biết kể từ khi xung đột bùng phát, hơn một triệu tấn ngũ cốc từ Ukraine đã được vận chuyển qua cảng Constanta tới nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng quá trình trên đang gặp nhiều cản trở do những vấn đề về hậu cần. Do khổ đường sắt tại Ukraine rộng hơn so với các quốc gia khác ở châu Âu, lượng ngũ cốc phải được chuyển lên những con tàu của Romania ở biên giới giữa hai nước, hoặc các container hàng phải được chuyển từ tàu của Ukraine sang những con tàu của Romania.

Romania co phai  loi giai cho khung hoang luong thuc toan cau? anh 7

Những kho chứa ngũ cốc khổng lồ tại cảng Constanta, Romania. Ảnh: New York Times.

Trong khi đó, giao thông đường bộ giữa hai nước thường xuyên bị tắc nghẽn do có quá nhiều chuyến hàng chờ thông quan. Tình trạng tắc nghẽn đôi khi kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, theo Bộ Quốc phòng Anh, lực lượng quân đội Nga đang tích cực tấn công vào các tuyến đường xuất khẩu hàng hóa từ Ukraine.

Ngoài những khó khăn từ phía Ukraine, hệ thống giao thông vận tải tại Romania cũng tồn tại nhiều vấn đề. Romania không có nhiều tuyến đường sắt tốc độ cao và hệ thống đường cao tốc kém phát triển. Costanta và hệ thống cơ sở hạ tầng bao quanh cảng này cũng xuống cấp nghiêm trọng sau một thời gian dài không được đầu tư.

Trong những tháng qua, chính phủ Romania đã di dời hàng trăm toa tàu cũ đang dồn ứ trên các đường ray, đồng thời bỏ tiền bảo trì và tân trang lại những tuyến đường sắt không được sử dụng ở nước này kể từ năm 1989.

Mặc dù vậy, xe tải khi vào cảng Constanta phải chen chúc trên một tuyến đường chật hẹp. Lối vào của cảng do một bảo vệ phụ trách với chỉ một chuyến xe được đi qua mỗi lần rào chắn được nâng lên.

Theo ông Cristian Taranu, quản lý cổng hàng hóa của công ty quản lý cảng biển Umex, khi phần lớn những chuyến hàng lương thực của Romania đến cảng trong những tuần tới, tình trạng ùn ứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mỗi ngày, khoảng 3.000-5.000 xe tải sẽ đến khu vực cảng, gây ra tắc nghẽn kéo dài nhiều km.

Theo ông Mircea, tuy trang trại của ông chỉ cách cảng Constanta khoảng 30 phút lái xe, nhưng trong thời điểm gian bận rộn nhất, các chuyến xe của ông có thể phải chờ từ 2 đến 3 ngày để được vào cảng dỡ hàng.

Đây là một trong những lý do khiến ông Mircea không lạc quan như ông Corbea khi nói về khả năng tận dụng cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Romania.

"Cảng Constanta không được chuẩn bị cho những cơ hội trên. Họ không có hạ tầng cần thiết", ông Mircea nói.

Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây nói dối về khủng hoảng lương thực

Nga khẳng định phương Tây phát tán thông tin sai sự thật về nguyên nhân khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nước này cho rằng nguyên nhân thực sự là lệnh trừng phạt của phương Tây.

Khủng hoảng lương thực kéo dài bao lâu?

Liên Hợp Quốc cảnh báo giao tranh tại Ukraine có thể dẫn đến “cơn bão nạn đói”. Tình trạng thiếu hụt lương thực có thể kéo dài tới hết năm 2024, theo một chuyên gia.

An Bình

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm