Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quốc Cường Gia Lai lỗ nặng

Quốc Cường Gia Lai rơi vào tình trạng kinh doanh dưới giá vốn, dù tiết giảm chi phí, công ty vẫn báo lỗ quý II hơn 17 tỷ đồng, mức lỗ cao nhất 12 năm qua.

Quốc Cường Gia Lai còn cách rất xa mục tiêu lãi trước thuế 100 tỷ đồng của năm nay. Ảnh: Hải An.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) chỉ ghi nhận doanh thuần hơn 26 tỷ đồng trong quý gần nhất, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phần lớn doanh thu đến từ mảng bán điện, trong khi mảng bất động sản chỉ đóng góp gần 8% doanh thu quý này.

Trong bối cảnh kinh doanh dưới giá vốn ở tất cả mảng kinh doanh, nhà phát triển bất động sản phố núi này đã chịu lỗ gộp gần 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 5 tỷ.

Kỳ vừa rồi, các khoản chi phí của Quốc Cường Gia Lai đều giảm mạnh, điển hình như chi phí tài chính giảm 24%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 62%. Thậm chí, doanh nghiệp này cũng không phát sinh bất cứ khoản chi phí bán hàng nào trong quý.

Dù vậy, Quốc Cường Gia Lai vẫn báo lỗ ròng hơn 17 tỷ đồng trong quý II, tăng 19% so với khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, đây cũng là mức lỗ hàng quý cao nhất mà "đại gia" phố núi này phải ghi nhận trong hơn một thập niên đã qua.

Lý giải tình hình kinh doanh kém sắc, lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai cho biết thị trường bất động sản nói chung vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, thời điểm quý II hàng năm chưa bước vào mùa mưa nên sản lượng điện khai thác còn thấp. Bên cạnh đó, cao su mới được đưa vào khai thác từ cuối tháng 5, dẫn đến doanh thu giảm so với cùng kỳ.

Ngoài ra, chi phí khấu hao và lãi vay hàng tháng không phụ thuộc vào sản lượng khai thác dẫn đến tình trạng giá vốn vượt doanh thu.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Quốc Cường Gia Lai giảm 69% chỉ đạt 65 tỷ đồng. Công ty theo đó lỗ trước và sau thuế lần lượt 18 tỷ và 17 tỷ đồng, đều tăng lỗ so với cùng kỳ.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức cuối tháng 7 vừa qua, doanh nghiệp này đã thông qua kế hoạch tham vọng với doanh thu thuần 1.300 tỷ đồng và lãi trước thuế 100 tỷ đồng, tăng lần lượt gấp 3 lần và 20 lần so với thực hiện năm ngoái.

Như vậy, sau nửa năm kinh doanh, Quốc Cường Gia Lai mới thực hiện được 5% mục tiêu doanh thu và chưa ghi nhận bất kỳ đồng tiền lãi nào.

Created with Highcharts 8.2.2tỷ đồngQUỐC CƯỜNG GIA LAI LỖ NẶNGKQKD hàng quý của Quốc Cường Gia Lai; Nguồn: BCTC DN.Doanh thu thuầnLợi nhuận sau thuếI/2023IIIIIIVI/2024II-50050100150200
QUỐC CƯỜNG GIA LAI LỖ NẶNG
KQKD hàng quý của Quốc Cường Gia Lai; Nguồn: BCTC DN.
NhãnI/2023IIIIIIVI/2024II
Doanh thu thuần tỷ đồng 16645671553926
Lợi nhuận sau thuế
1-1110141-17

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai vào khoảng 9.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, 75% giá trị tài sản đang nằm ở mục hàng tồn kho, chủ yếu là bất động sản dở dang (phần lớn tại dự án Phước Kiển).

Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận hơn 2.882 tỷ đồng tiền nhận từ Công ty Sunny trong giao dịch chuyển nhượng dự án Phước Kiển.

Tại cuộc họp vừa qua, nhiều cổ đông bày tỏ sự quan tâm và lo lắng tới dự án Phước Kiển. Từ năm 2017, dự án đã được Quốc Cường Gia Lai ký hợp đồng chuyển nhượng và nhận cọc 50 triệu USD từ đối tác có liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Công ty Sunny.

Có cổ đông bày tỏ lo lắng về phán quyết của Tòa án yêu cầu công ty phải trả lại số tiền hơn 2.882 tỷ đồng cho Vạn Thịnh Phát, trường hợp trả tiền xong thì có lấy lại dự án được không và việc kháng án của công ty để giảm nửa số tiền phải trả cho Vạn Thịnh Phát có được chấp thuận.

Trả lời cổ đông, ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng giám đốc công ty cho biết Tòa trọng tài quốc tế đã phán quyết Quốc Cường Gia Lai chỉ phải trả lại cho Sunny Land 50% số tiền nhận cọc, tức 1.441 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau vụ án Vạn Thịnh Phát thì có quyết định trả lại toàn bộ tiền đã nhận cho bà Trương Mỹ Loan để khắc phục hậu quả. Do Quốc Cường Gia Lai đang kháng cáo và hồ sơ giấy tờ của dự án vẫn do cơ quan công an giữ, niêm phong, ông Cường cho biết cổ đông có thể yên tâm, sẽ không có việc cầm cố bất kỳ khoản vay nào khác.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Bài liên quan

Chân dung ông Nguyễn Quốc Cường

Chân dung ông Nguyễn Quốc Cường

Trước khi được đề cử trở làm CEO thay mẹ (bà Nguyễn Thị Như Loan) điều hành Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Quốc Cường cũng từng có 14 năm làm việc tại doanh nghiệp phố núi này.

Chủ nợ đặc biệt của Quốc Cường Gia Lai

Chủ nợ đặc biệt của Quốc Cường Gia Lai

Kể từ khi bị BIDV chấm dứt quan hệ tín dụng năm 2016, một loạt cổ đông và lãnh đạo công ty đã trở thành chủ nợ lớn nhất của QCG số dư cho vay hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm