Sau 2 phiên hồi phục trên nền thanh khoản thấp, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu chuyển sang thế giằng co quyết liệt quanh vùng 1.235-1.245 điểm.
Thanh khoản tuy được cải thiện so với các phiên gần đây, đạt gần 16.000 tỷ đồng tính trên cả 3 sàn, nhưng chủ yếu do áp lực bán tạo ra.
Gần sát giờ đóng cửa, chỉ số trồi sụt mạnh, có thời điểm thiệt hại khoảng 10 diểm. Song, dòng tiền không bỏ rơi mà vẫn sẵn sàng bắt đáy để nâng đỡ thị trường.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,54 điểm (-0,12%) xuống 1.245,06 điểm; HNX-Index giảm 1,65 điểm (-0,69%) xuống 235,87 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,23%) xuống 95,24 điểm.
Dù chỉ số không giảm quá sâu, sắc đỏ vẫn chiếm đa số trên bảng điện tử. Toàn thị trường ghi nhận tổng cộng 292 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), 837 mã giữ tham chiếu và 472 mã giảm (gồm 28 mã giảm sàn).
Trong đó, rổ cố phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 11 mã tăng, 3 mã đứng giá và 16 mã giảm. Dù số mã giảm áp đảo, chỉ số đại diện rổ này vẫn tăng 0,16% lên 1.287 điểm.
Phiên hôm nay, áp lực ngăn cản chỉ số chủ yếu đến từ các mã trụ như VHM (-1,1%), BID (-0,6%), FPT (-0,8%), GVR (-0,8%), PLX (-1,5%), LPB (-1%), VIB (-1,4%), CTG (-0,3%), PDR (-2,8%) và REE (-1,4%).
Trái lại, nhóm cổ phiếu gồm VIC (+1,4%), MBB (+1,7%), MWG (+1,6%), TCB (+0,9%), VPB (+0,8%), VCB (+0,2%), VNM (+0,7%), HVN (+2%), MSN (+0,8%), NVL (+3,6%) đóng vai trò nâng đỡ chỉ số.
Tiếp nối phiên hôm qua, một số cổ phiếu như HVN của Vietnam Airlines hay QCG của Quốc Cường Gia Lai đã thoát đà bán tháo và chuyển sang tăng mạnh.
Trong khi HVN phục hồi thêm 2%, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai chứng kiến phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp sau khi chấm dứt chuỗi điều chỉnh 11 phiên liên tiếp.
Hôm nay, Quốc Cường Gia Lai cũng đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024. Một trong những nội dung của phiên họp này là bầu ông Nguyễn Quốc Cường lên giữ chức Tổng giám đốc thay bà Nguyễn Thị Như Loan, người bị khởi tố, bắt tạm giam mới đây do liên quan đến những sai phạm của Dự án 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM.
Ngoài ra, tại phiên họp, ông Cường cũng đã chia sẻ với các cổ đông về định hướng phát triển trong tương lai của Quốc Cường Gia Lai với mục tiêu lấy lại dự án Phước Kiển (quận 4, TP.HCM).
Trong phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư tiếp tục "tháo chạy" khỏi các cổ phiếu sắp bị hủy niêm yết trên HoSE như HBC và HNG. Cổ phiếu HBC có phiên nằm sàn thứ 2 liên tiếp còn HNG giảm gần kịch biên độ.
Khối ngoại vẫn giao dịch tương đối thận trọng khi giữ thanh khoản ở mức thấp. Song, xu hướng chung tại phiên này vẫn là bán ròng với quy mô 273 tỷ đồng.
Dòng tiền ngoại bắt đầu rút lui khỏi các cổ phiếu như HVN (-40 tỷ đồng), HAH (-35 tỷ đồng), POW (-29 tỷ đồng). Ngược lại, tiền ngoại chảy mạnh vào cổ phiếu sản xuất, bán lẻ như VNM (+135 tỷ đồng), MSN (+66 tỷ đồng) và MWG (+29 tỷ đồng).
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Gelex lãi kỷ lục nhờ bán dự án năng lượng tái tạo
Gelex ghi nhận gần 1.100 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý II, hầu hết là lãi từ chuyển nhượng dự án đầu tư. Nguồn thu này giúp tập đoàn báo lãi kỷ lục 1.104 tỷ đồng.
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bất ngờ tăng trần
Các cổ phiếu có xu hướng giảm mạnh thời gian gần đây như Quốc Cường Gia Lai hay Vietnam Airlines bất ngờ đón dòng tiền lớn mua vào, qua đó thoát cảnh bán tháo hôm nay.
Vì sao dòng tiền vào chứng khoán 'biến mất'?
Các chuyên gia cho biết tâm lý thận trọng sau khoảng thời gian thị trường điều chỉnh kéo dài và việc dòng tiền chuyển hướng sang các lĩnh vực khác khiến thanh khoản cạn kiệt.