Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quẻ bói năm Tân Sửu sóng gió cho quan chức Hong Kong?

Một lãnh đạo đại diện các vùng nông thôn ở Hong Kong (Trung Quốc) rút quẻ bói ngày mùng 2 Tết, cho rằng thành phố này "gặp vấn đề lớn" nên áp lực lên giới chức đặc khu sẽ nặng nề.

Kenneth Lau Ip-keung, người đứng đầu tổ chức Heung Yee Kuk quyền lực (một hội đồng bao gồm lãnh đạo nhiều địa phương nông thôn), ngày 13/2 rút một quẻ bói tại đền Che Kung ở khu vực Sha Tin, theo báo South China Morning Post.

Đây là một nghi lễ truyền thống vào mùng 2 Tết ở Hong Kong. Nhiều phóng viên vây xung quanh ông Lau để nghe lời bình giải quẻ bói.

Ông Lau, một nghị sĩ thân Bắc Kinh, dùng quẻ bói để bình luận về thế sự: “Hong Kong đang gặp vấn đề lớn. Người dân đang chịu khổ. Làm ăn bây giờ khó khăn và nhiều người bị mất việc. Mỗi bước đi của chính quyền đều quan trọng, nhất là vào lúc này”.

Ông rút quẻ từ một ống tre có 96 quẻ. Đại ý của bài thơ tiếng Trung ghi trong quẻ là: Cần thỉnh giáo người khác trước khi hành động, thế sự đang rối ren và gian nan. Củi trong kho không tự nhiên mà cháy, người thông tuệ sẽ biết trước khi lửa bùng lên.

Ông Lau diễn giải quẻ theo cách riêng của mình và kêu gọi chính quyền Hong Kong: “Nếu không quyết đoán mà đi sai hướng, vấn đề có thể lớn. Lửa sẽ cháy mạnh hơn. Vì vậy, quẻ bói yêu cầu chính quyền ban hành chính sách một cách quyết đoán, chính xác và đúng thời điểm, nếu không vấn đề sẽ lớn”.

Ông còn liên hệ quẻ bói với dịch bệnh: “Đại dịch như lửa vậy, nếu không được dập kịp thời, sẽ lan rất nhanh”.

Ông nói chính quyền vẫn có thể làm tốt hơn trong việc ngăn ca nhiễm nhập cảnh và cải thiện truy vết tiếp xúc.

xem boi tet anh 1

Ông Kenneth Lau Ip-keung (giữa). Ảnh: South China Morning Post.

Các phóng viên cũng không quên tận dụng quẻ bói để chất vấn vị quan chức. Một số người đặt câu hỏi liệu “thế sự rối ren” trong quẻ bói có phải ám chỉ luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt cho Hong Kong hay không?

Ông Lau trả lời một cách chung chung: “Chính quyền không thể làm như đã nói trong một số trường hợp. Tôi nghĩ khi ra chính sách, chính quyền nên làm cho mọi thứ tiến lên, ngoài việc suy nghĩ cẩn thận”.

Sau đó, ông lại chuyển sang phê bình chính sách nhà đất, và nói ở Hong Kong có thể mất tới hai thập kỷ để phát triển một khu mới.

Một phóng viên khác tận dụng lời khuyên về sự bình thản, hòa giải, thỉnh giáo ý kiến lẫn nhau của quẻ bói để chất vấn ông Lau liệu Hong Kong có nên dừng truy tố các lãnh đạo đối lập hay không.

Ông Lau trả lời: “Về chính trị, hướng đến hòa giải là tốt nhất. Sự bất mãn của người dân phải được giải quyết. Không phải lúc nào cũng dùng biện pháp cứng rắn. Như thế không thể giải quyết vấn đề. Mọi xã hội cần hòa giải và đoàn kết để tiến lên”.

Sau khi luật an ninh mới được Bắc Kinh ban hành cho Hong Kong tháng 6/2020, hàng loạt vụ bắt giữ được tiến hành đối với các nhà hoạt động. Điều khoản của luật này bị chỉ trích là tương đối rộng, cấm các hành vi ly khai hay cấu kết với thế lực nước ngoài.

Tháng trước, hơn 50 cựu nghị sĩ đối lập và nhà hoạt động bị bắt giữ vì cáo buộc chống phá, trong đợt trấn áp lớn nhất dưới danh nghĩa luật an ninh. Những người này bị cáo buộc âm mưu “lật đổ” chính quyền.

Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Tân Cương, Hong Kong

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 5/2 lần đầu điện đàm với ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, người được xem là quan chức ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh.

Phong tỏa phơi bày bất công đối với 'nhà quan tài' Hong Kong

Người dân sống ở những ngôi nhà bé như "quan tài" hay "chuồng cọp" ở Hong Kong thêm phần khốn đốn khi lệnh phong tỏa để chống dịch được ban bố.

Hong Kong bắt 50 nhà hoạt động trong một buổi sáng

Khoảng 50 cựu nghị sĩ và nhà hoạt động đối lập Hong Kong bị bắt vào sáng 6/1 theo luật an ninh quốc gia vì vai trò của họ trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Trọng Thuấn

Theo South China Morning Post

Bạn có thể quan tâm