Hình ảnh của Táo Quân lên sóng đêm Giao thừa. Ảnh: VFC. |
Sau khi Gặp nhau cuối năm - Táo Quân lên sóng đêm Giao thừa, một trong những vấn đề gây tranh luận là quảng cáo. Năm nay, số lượng quảng cáo khá nhiều, hơn 10 nhãn hàng. Thời lượng quảng cáo kéo dài khoảng 5 phút đan xen các khoảng nghỉ của chương trình.
Ngoài quảng cáo phát đan xen, ê-kíp còn lồng ghép, giới thiệu trực tiếp nhãn hàng qua các lời thoại của nhân vật. Việc quảng cáo là khó tránh ở bất cứ chương trình nào. Tuy nhiên, một số đoạn lồng ghép quảng cáo ở Táo Quân được cho là chưa khéo léo, hợp lý. Chẳng hạn, trong một phân cảnh ở hạ giới, Ngọc Hoàng (NSƯT Quốc Khánh) có lời thoại quảng cáo nước mắm. Lời thoại đó là: "Vợ chồng sẽ thêm đậm đà, son sắt như nước mắm Ch****".
Ở cảnh khác, khi Nam Tào than rằng chưa có tiền lương gửi vợ, Ngọc Hoàng giới thiệu ngay một loại ví điện tử để Nam Tào ứng trước tiền lương. Sau đó, tên một loại mì ăn liền tiếp tục được nhắc đến ở cảnh trẻ em vùng cao bị cắt xén khẩu phần ăn dẫn đến 2 em ăn chung một gói mì.
Táo Quân vướng tranh cãi vì quảng cáo nhiều. |
Các đoạn quảng cáo trong chương trình được cho là khá khiên cưỡng, khó hiểu và không ăn khớp với nội dung.
“Xem hôm nay hơi chán vì cứ tý là quảng cáo. Xem Táo Quân mà cũng có quảng cáo thì buồn thật. Các diễn viên cũng không thấy ăn ý mà khá ngượng ngùng”, “Táo năm này có một đặc điểm là rất đông, đông diễn viên, đông vấn đề. Cái gì cũng có. Nếu tóm tắt Táo Quân năm nay thì có thể gói trong quảng cáo: bia, mì tôm và thuốc ho”, “Táo quân năm nay nhiều quảng cáo thật, phải 10 cái rồi. Cần mua gói Táo Quân Premium”, khán giả bình luận.
Theo báo giá quảng cáo công bố ngày 10/1 từ Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVAd) của Đài truyền hình Việt Nam, đơn giá quảng cáo cho khoảng thời gian 30 giây trong Táo quân là 645,5 triệu đồng. Nếu xuất hiện với thời lượng ngắn từ 10, 15 đến 20 giây, số tiền các doanh nghiệp, nhãn hàng phải trả lần lượt là hơn 322, 387 và 484 triệu đồng. Các đơn giá quảng cáo trên chưa bao gồm thuế VAT.
Táo Quân năm nay không chỉ thay đổi nổi dung mà dàn diễn viên quen thuộc như NSƯT Chí Trung, NSND Tự Long, NSƯT Quang Thắng, NSND Xuân Bắc, NSND Công Lý, Vân Dung đều vắng mặt.
Sách về Tết Táo quân
Có nhiều văn bản, nghiên cứu chỉ ra nguồn gốc, tục lệ, cùng các nghi thức cúng Táo quân vào 23 tháng chạp hàng năm. Trong cuốn Việt Nam phong tục tập hợp các bài viết trên Đông Dương tạp chí (1915), Phan Kế Bính dành một dung lượng nhỏ nói về Tết Táo quân.
Theo đó, 23 tháng Chạp là Tết Táo quân. Ta thường cho hôm ấy là ngày vua bếp lên chầu trời. Nguyên ở trong đạo Lão Tử có nói rằng: Ngày 23 tháng Chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác của nhân gian.