Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PV GAS đẩy mạnh phát triển thị trường khí

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đang nỗ lực phát triển thị trường khí nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cơ chế, chính sách liên quan đến LNG chưa hoàn thiện.

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Phạm Văn Phong nhìn nhận điều kiện sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo ông Phong, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu Brent và các sản phẩm khí LPG, LNG biến động với biên độ lớn, khó dự báo.

Trong khi đó, nguồn cung khí nội địa trong 6 tháng đầu năm suy giảm mạnh, chỉ bằng 83% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, sản lượng khí khu vực Đông Nam bộ giảm sâu 23%, gấp đôi so với dự báo từ đầu năm chỉ khoảng 10-15%. Tổng sản lượng khí cấp về bờ trong nửa đầu năm sụt giảm 700 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng doanh thu giảm 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận giảm gần 1.000 tỷ đồng.

PV GAS anh 1

Tổng giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong phát biểu tham luận.

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, vượt kế hoạch quản trị

Trong bối cảnh thị trường năng lượng thay đổi nhanh chóng, còn cơ chế, chính sách cho lĩnh vực công nghiệp khí, đặc biệt là LNG còn đang trong quá trình hoàn thiện, Tổng giám đốc Phạm Văn Phong cho biết tập thể PV GAS đã kiên trì nỗ lực, quyết tâm tập trung cao độ triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, ổn định, hiệu quả và tăng trưởng so với cùng kỳ. Qua đó, Tổng công ty đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, PV GAS đã chính thức đưa công trình Kho LNG Thị Vải vào kinh doanh, đồng thời nhập khẩu 330 triệu m3 khí LNG để phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp 240 triệu m3 khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện để sản xuất trên 1,2 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm mùa khô.

Sự kiện này cũng đánh dấu cột mốc LNG nhập khẩu lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất điện tại Việt Nam, cũng như được cung cấp cho các khách hàng công nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm, PV GAS cũng đã từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm tận dụng triệt để các lợi thế của Tổng công ty, phù hợp với tình hình thị trường mới và thông lệ kinh doanh quốc tế.

Hầu hết các đơn vị kinh doanh đều đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, sản lượng kinh doanh LPG của PV GAS đã đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, đạt 1,5 triệu tấn trong 6 tháng, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kinh doanh LPG cán mốc 1 tỷ USD, tăng 9.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu và kinh doanh quốc tế đạt hơn 11.000 tỷ đồng.

Hiện tại, doanh thu kinh doanh LPG đang chiếm tỷ trọng 40% doanh thu toàn Tổng công ty và chiếm 50% doanh thu của công ty mẹ.

Nhìn chung, PV GAS đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch quản trị được Tập đoàn giao. Doanh thu toàn PV GAS đạt 64.500 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ và xếp thứ 2 trong Tập đoàn. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.000 tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch và xếp thứ 3 trong Tập đoàn.

Có thể nói, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức trong 6 tháng đầu năm, PV GAS vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung các giải pháp về công tác cán bộ, quản trị biến động, cũng như chuyển đổi mô hình kinh doanh từng sản phẩm khí chuyên biệt sang mô hình kinh doanh tích hợp và cung cấp giải pháp về năng lượng nhằm tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của PV GAS.

Nỗ lực phát triển thị trường khí

Với bức tranh về nguồn cung khí nội địa trong thời gian tới, phù hợp với các quy hoạch và cam kết của quốc gia về phát triển năng lượng, PV GAS đã xác định đầu tư hạ tầng và phát triển kinh doanh LNG sẽ là động lực chính của PV GAS trong thời gian tới, song song với việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên quốc gia.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong nhấn mạnh LNG là một lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam, các hoạt động kinh doanh LNG phụ thuộc và tuân thủ theo các thông lệ của thị trường thế giới, do đó đòi hỏi các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả chuỗi kinh doanh khí LNG.

Trong giai đoạn hiện nay, ông đánh giá các cơ chế, chính sách liên quan đến LNG tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nhằm khẳng định vị trí và vai trò của Petrovietnam/PV GAS trong việc đảm bảo năng lượng cho phát triển, trong việc thực hiện các cam kết, chủ trương của Chính phủ, PV GAS đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để phát triển thị trường khí LNG.

PV GAS anh 2

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cụ thể, Tổng công ty chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền và tham gia vào quá trình xây dựng các cơ chế chính sách cần thiết cho việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và kinh doanh LNG, đặc biệt đối với việc kinh doanh LNG cho phát điện.

PV GAS cũng triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí theo đúng định hướng của Tập đoàn, trong đó xây dựng các cơ chế nhằm ưu tiên nguồn khí nội địa cho chế biến; đồng thời chuyển đổi mô hình kinh doanh khí của PV GAS theo mô hình kinh doanh tích hợp nhằm tạo lợi thế và cơ chế cho phát triển kinh doanh LNG đối với các khách hàng công nghiệp.

Để ứng phó với sự suy giảm sản lượng khí nội địa, Tổng công ty sẽ tập trung nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh doanh LPG/LNG quốc tế nhằm nâng cao vị thế, bù đắp doanh thu, duy trì tăng trưởng cho PV GAS trong ngắn và trung hạn.

Theo Tổng giám đốc Phạm Văn Phong, bước đầu PV GAS đã thành công đưa sản phẩm LNG ra thị trường, cung cấp cho sản xuất điện và khách hàng công nghiệp, nhưng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức và phần việc phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới còn rất nặng nề.

“Tập thể PV GAS tin tưởng rằng với sự ủng hộ của Petrovietnam, sự kiên trì nỗ lực không ngừng của PV GAS, cùng sự đồng lòng, đoàn kết, nhất trí của đội ngũ cán bộ sẽ một lần nữa được PV GAS chứng minh để nắm bắt thời cơ, phát triển và dẫn dắt thị trường khí LNG tại Việt Nam; đồng thời đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của PV GAS trong tương lai”, ông Phạm Văn Phong nhấn mạnh.

PV GAS hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch quản trị nửa đầu năm

Doanh thu toàn PV GAS đạt 111% kế hoạch 6 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ và xếp thứ 2 trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế cũng vượt 29% kế hoạch, xếp thứ 3 trong Tập đoàn.

PV GAS chốt ngày trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 60%

Tổng công ty sẽ trích gần 14.000 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023, với tỷ lệ chia cổ tức kỷ lục 60%.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

Tú Linh

Bạn có thể quan tâm