Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ Nhật dùng mực vô hình để đối phó kẻ sàm sỡ trên tàu

Các nữ hành khách Nhật Bản tìm mọi cách từ cài app điện thoại, ra dấu hay dùng mực vô hình để thoát khỏi những kẻ sàm sỡ khi đi trên các phương tiện công cộng đông đúc.

Trong suốt những năm 20 tuổi, bà Yayoi Matsunaga đã bị sàm sỡ gần như hàng ngày trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ cao điểm.

Ba thập kỷ sau, bà phát hiện con gái của bạn bà cũng bị quấy rối trên đường đi học.

Sau những lần trình báo cảnh sát và các công ty đường sắt nhưng không thu được kết quả, nữ sinh này đã treo một tấm biển trên cặp, trên đó ghi: "Sàm sỡ là tội ác. Tôi sẽ không khóc thiếp đi". Nhờ đó, những kẻ có ý định sàm sỡ cô đã dừng lại.

Được truyền cảm hứng, bà Matsunaga đã phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng vào năm 2015 để làm ra những chiếc huy hiệu với thông điệp như trên.

Theo một cuộc khảo sát, chúng đã phát huy hiệu quả: gần 95% người mang huy hiệu đã không bị sàm sỡ trên phương tiện công cộng.

Phu nu Nhat vat lon voi ke sam so tren tau anh 1
Phụ nữ bị sàm sỡ trên tàu điện ngầm là vấn nạn nhức nhối của Nhật Bản. Ảnh: Economist.

Những năm gần đây, một loạt các sáng kiến chống lại kẻ sàm sỡ (chikan) ở Nhật đã ra đời.

Nhiều tàu đã thiết kế toa dành riêng cho phụ nữ, hoặc lắp đặt camera để hy vọng bắt được những kẻ sàm sỡ.

Nari Woo và Remon Katayama, một công ty khởi nghiệp, đã cho ra mắt "Chikan Radar", ứng dụng cho phép người dùng báo cáo kẻ sàm sỡ. Kể từ khi ra mắt vào tháng 8, 981 trường hợp đã được báo cáo ở khắp Nhật Bản.

Cảnh sát thủ đô Tokyo cũng đã tạo ra một ứng dụng có tên Digi Police, cho phép người dùng kích hoạt và nó sẽ phát ra âm thanh "Dừng lại!", đồng thời màn hình điện thoại người dùng hiển thị nội dung: "Có kẻ quấy rối ở đây. Xin hãy giúp đỡ tôi!".

Shigihata, công ty bán con dấu cá nhân, đã phát triển con dấu cho phép các nạn nhân đánh dấu kẻ sàm sỡ bằng mực vô hình. Đợt mở bán 500 con dấu chống sàm sỡ, giá 2.500 yên (23 USD), đã hết veo trong vòng 30 phút.

Theo Economist, có 2.943 trường hợp báo cáo bị sàm sỡ ở Nhật năm 2017, chủ yếu ở Tokyo. Tuy nhiên, số nạn nhân thực tế sẽ còn cao hơn nhiều. Theo một cuộc khảo sát, chỉ 10% số nạn nhân bị quấy rối báo với cảnh sát, đa phần vì họ ngại, xấu hổ hoặc sợ muộn học, làm.

Sàm sỡ trên phương tiện công cộng từ lâu đã là vấn đề đau đầu của Tokyo. Người phạm tội phải đối mặt với án tù lên tới 6 tháng hoặc phạt tiền lên tới 500.000 yên (4.620 USD). Trường hợp có bạo lực, án tù sẽ nâng lên 10 năm.

Quay lén dưới váy phụ nữ, một người Singapore bị dân bắt rồi tử vong

Người đàn ông Singapore 46 tuổi bị 5 người khác bắt giữ sau khi bị tình nghi quay trộm dưới váy một phụ nữ. Khi cảnh sát có mặt ở hiện trường, ông ta đã qua đời.

Nữ thần tượng Nhật bị tấn công tình dục do ánh mắt ảnh selfie

Người đàn ông Nhật Bản bị buộc tội rình rập và tấn công tình dục một ngôi sao nhạc pop nói với cảnh sát rằng anh ta đã định vị cô qua hình ảnh phản chiếu trong mắt nữ ca sĩ.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm