Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phí đè ngành công nghiệp ôtô

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4, sản lượng bán hàng của các thành viên chỉ đạt 6.982 xe, giảm 24% so với tháng 3 và 46% so với cùng kỳ năm 2011.

Phí đè ngành công nghiệp ôtô

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4, sản lượng bán hàng của các thành viên chỉ đạt 6.982 xe, giảm 24% so với tháng 3 và 46% so với cùng kỳ năm 2011.

>> Lo ngại phá sản: Doanh nghiệp ôtô xin giảm thuế, phí
>> Công nghiệp ôtô Việt có tương lai?
>> Thị trường ôtô có thể tiếp tục tụt dốc trong năm nay

Trong đó, ôtô con giảm tới gần một nửa còn 2.394 xe (49%), xe tải đạt 4.588 xe, giảm 36%. Ông Charpentier Laurent, Chủ tịch VAMA, cho biết “ngành công nghiệp (CN) ôtô đang trong tình trạng báo động”.

Sức mua không chỉ giảm mạnh do suy giảm kinh tế mà còn ảm đạm vì những gánh nặng các loại phí khiến doanh nghiệp (DN) ôtô đang quá sức chịu đựng.

52% khách hàng không mua ôtô.

Theo báo cáo kết quả bán hàng trong 16 tháng gần đây của VAMA, doanh số bán xe tháng 11 và 12/2011 tăng mạnh nhất, do nhiều khách hàng tranh thủ mua xe trước khi phí đăng ký trước bạ tại Hà Nội và TP.HCM có hiệu lực (tăng 15 - 20%).

Theo tính toán của VAMA, nếu dựa vào kết quả bán hàng của tháng 4.2012, làm phép tính cơ học thì tổng doanh số bán hàng của năm 2012 chỉ đạt khoảng 81.000 xe, thay vì con số 130.000 - 140.000 đưa ra từ đầu năm.

Doanh số bán hàng giảm, tồn kho cao ở cả nhà sản xuất, lắp ráp ôtô và của các đại lý, khiến các nhà sản xuất, lắp ráp phải thực hiện mọi biện pháp cắt giảm sản xuất. Hiện Trường Hải Auto đã giảm 50% công suất nhà máy lắp ráp xe du lịch. GM Motor Việt Nam, Ford Việt Nam cũng phải tạm ngừng sản xuất có thời hạn. Một số DN ôtô cho công nhân làm việc chỉ 14 ngày/tháng, còn lại là nghỉ không lương…

Trong khi đó, các mẫu xe mới vẫn không ngừng được đưa về Việt Nam. “Nếu so với 4 tháng cùng kỳ 2011, thị trường đã giảm 21.331 xe”, Chủ tịch VAMA cho hay.

Các DN ôtô đã quá sức chịu đựng vì phí, thuế cộng với chính sách liên tục thay đổi.

Theo ông Charpentier, khách hàng đang rất đắn đo với rất nhiều rào cản khi mua xe, và phần nhiều là thay đổi ý định không mua xe nữa. Ông Charpentier tính, chỉ 2 loại phí là lệ phí trước bạ ở mức 15 - 20% tại TP HCM hay Hà Nội; phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sẽ được ban hành ở mức cao so với khả năng chi trả của đại bộ phận khách hàng đã khiến người sử dụng ôtô hiện nay không kham nổi.

Theo khảo sát, 52% khách hàng nói sẽ không mua xe ôtô nữa; 23% khách hàng nói rất đắn đo do các loại phí đã và sẽ ban hành.

Quay cuồng chính sách

Nói thêm về các loại phí giao thông dành cho ôtô, Chủ tịch VAMA băn khoăn: Bộ Công thương có quy hoạch về phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, liệu những đề xuất về phí gây tụt giảm doanh số bán hàng có ảnh hưởng đến chiến lược này không?

Ngoài ra, các đề xuất về phí và quy hoạch ôtô như vậy sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài không hiểu rõ về chiến lược, đường lối phát triển ngành CN ôtô Việt Nam. “Muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt thu hút các nhà cung cấp linh kiện ở mức cao, công nghệ tốt, Việt Nam phải có chính sách thu hút đầu tư tốt mới mong cạnh tranh được với các nước trong khu vực như Malaisia, Thái Lan”, Chủ tịch VAMA nói.

Theo đại diện các DN sản xuất, lắp ráp ôtô, một trong những yếu tố quan trọng của DN sản xuất ôtô đó là môi trường chính sách ổn định, định hướng ngành rõ ràng. Luôn thay đổi sẽ khó cho DN trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Chỉ mới mấy tháng đầu năm nay mà đã có hàng loạt quy định: tăng lệ phí trước bạ, hạn chế đỗ xe tại nhiều tuyến phố, cấm ôtô cá nhân 5 giờ trong ngày và 5 ngày trong tuần (5x5) đang được chính phủ giao Hà Nội và TP.HCM xem xét…

Quá nhiều chính sách làm cho DN quay cuồng, không thể định hình nổi kế hoạch sản xuất kinh doanh. VAMA cho biết hiện đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng thuộc Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, đề xuất 3 điểm chính để cứu ngành công nghiệp ôtô: Bỏ thu phí hạn chế phương tiện cá nhân; phí trước bạ thống nhất ở các khu vực là 5% đối với xe ôtô con, 2% đối với xe tải; giảm thuế Giá trị gia tăng (VAT).

Mất 12 tỷ USD trong 8 năm

Thị trường ôtô sụt giảm không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của DN, của người lao động mà còn tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Theo tính toán của VAMA, sản lượng xe tiêu thụ trong 4 tháng đầu năm giảm đến 21.331 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính trung bình 500 triệu đồng/chiếc thì Nhà nước đã bị thiệt hại khoảng 6.000 tỷ đồng tiền thuế trong 4 tháng đầu năm 2012. “Nếu làm ước tính con số thiệt hại dài hơn thì Việt Nam sẽ thất thu khoảng 12 tỷ USD trong 8 năm”, ông  Charpentier nói.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm