Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi công kể thời khắc nhảy dù khỏi máy bay Yak-130 gặp nạn

Hai phi công điều khiển chiếc máy bay quân sự Yak-130 gặp sự cố kỹ thuật ở Bình Định tới nơi không có dân cư sinh sống, sau đó mới giật dù thoát hiểm.

Ngày 7/11, Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã đến Bệnh viện Quân y 13 để thăm hai phi công thoát nạn trong vụ máy bay Yak-130 rơi khi đang bay huấn luyện.

Roi may bay Yak-130 anh 1

Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn thăm hỏi sức khỏe Thượng tá Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: G.X.

Hiện tại, sức khỏe hai phi công là Đại tá Nguyễn Văn Sơn (Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 940) và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (Chủ nhiệm bay của Trung đoàn Không quân 940) đã ổn định.

Thượng tá Quân kể, sáng 6/11, Trung đoàn không quân 940 tổ chức ban bay huấn luyện ngay tại sân bay Phù Cát với máy bay Yak-130. Khi kết thúc bài bay về hạ cánh, máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được. Đây là một tình huống phức tạp, trong chỉ lệnh bắt buộc phi công phải bung dù.

Thượng tá Quân và Đại tá Sơn đã cố gắng điều khiển chiếc Yak-130 gặp sự cố kỹ thuật tới nơi không có dân cư sinh sống, sau đó mới giật dù thoát hiểm.

Theo Thượng tá Quân, lúc nhảy xuống thì dù của anh bị treo ở trên cây cách mặt đất hơn 10m. Anh đã mất khoảng 10 phút để tìm cách thoát khỏi dù, sau đó bám vào các cành cây để leo xuống đất.

“Sau khi xuống mặt đất, tôi định thần rồi định vị vị trí mình đang ở đâu và xác định phải đi tìm nơi có sóng điện thoại để liên lạc. Sau đó, tôi leo lên đỉnh núi cao khoảng 700 m thì có sóng điện thoại, lên một lúc nữa thì có sóng 4G và gửi vị trí của mình về đơn vị để chờ lực lượng cứu hộ”, Thượng tá Quân kể lại.

Thăm hỏi sức khỏe của 2 phi công, Trung tướng Phạm Trường Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định việc phi công quyết định nhảy dù là hoàn toàn chính xác. Đặc biệt, việc hướng máy bay về phía núi để nhảy dù của hai phi công là hành động rất dũng cảm để dành sự an toàn tài sản, tính mạng cho người dân.

Cũng theo Trung tướng Phạm Trường Sơn, các đơn vị quân đội đã khoanh vùng được vị trí máy bay Yak-130 rơi nằm ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

Roi may bay Yak-130 anh 2

Phi công Nguyễn Hồng Quân (người đứng giữa) được giải cứu thành công nhờ định vị bằng sóng di động. Ảnh: CTV.

Trước đó, sáng 6/11, Trung đoàn Không quân 940 thuộc Trường Sĩ quan Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) tổ chức bay huấn luyện ngay tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130. Tổ bay gồm Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân.

Máy bay cất cánh lúc 9h55, đến 10h38 khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không được, dù đã thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp.

Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công nhảy dù lúc 10h51 tại khu vực Trường bắn TB2 ở Tây Sơn (Bình Định). Đến chiều tối cùng ngày, cả hai phi công đã liên lạc về đơn vị để báo cáo vị trí.

Đến khuya ngày 6/11 và rạng sáng 7/11, 2 phi công lần lượt được lực lượng cứu hộ phát hiện và đưa ra khỏi rừng an toàn.

Tìm thấy hai phi công trong vụ rơi máy bay Yak-130 ở Bình Định

Tối 6/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai phi công trong vụ rơi máy bay quân sự ở Bình Định. Sức khỏe của hai phi công này đều ổn định.

Đã liên lạc được với cả hai phi công máy bay Yak-130

Vào khoảng 18h45 ngày 6/11, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp tục nhận được thông tin từ điện thoại di động của Đại tá Phi công Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940.

Máy bay quân sự Yak-130 rơi tại Bình Định

Chiều 6/11, thông tin từ Bộ Quốc phòng cho biết một chiếc máy bay Yak-130 của Trường Sĩ quan Không quân đã gặp sự cố trong quá trình huấn luyện, hai phi công nhảy dù.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vietnamnet.vn/phi-cong-ke-thoi-khac-nhay-du-roi-khoi-may-bay-quan-su-gap-tai-nan-o-binh-dinh-2339755.html

Hồ Giáp/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm