Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện khó ngờ ở tiểu hành tinh gần Trái Đất

Việc phát hiện nước có trong bụi từ tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết rằng sự sống có thể bắt nguồn từ ngoài không gian.

Hayabusa-2 được phóng vào năm 2014 với nhiệm vụ khám phá Ryugu. Ảnh: Reuters.

Những hạt bụi mà tàu thăm dò không gian của Nhật Bản Hayabusa-2 thu được từ Ryugu - tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km - chứa một thành phần đáng ngạc nhiên: Một giọt nước. Phát hiện này nằm trong nghiên cứu mới nhất được công bố từ việc phân tích 5,4 gram đá và bụi từ Ryugu.

“Giọt nước này có ý nghĩa rất lớn”, AFP dẫn lời nhà khoa học Tomoki Nakamura của Đại học Tohoku cho hay. “Đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự phát hiện ra nước ở Ryugu, một tiểu hành tinh gần Trái Đất”.

Theo ông Nakamura, phát hiện mới nhất từ Ryugu là giọt chất lỏng, “nước có ga chứa muối và chất hữu cơ”. Điều này củng cố giả thuyết các tiểu hành tinh như Ryugu, hoặc tiểu hành tinh lớn hơn, có thể đã “cung cấp nước chứa muối và chất hữu cơ” trong những lần va chạm với Trái Đất, ông Nakamura nói.

nguon goc su song anh 1

Cận cảnh tiểu hành tinh Ryugu. Ảnh: JAXA.

“Chúng tôi phát hiện ra bằng chứng cho thấy điều này có thể liên quan trực tiếp đến, chẳng hạn như, nguồn gốc các đại dương hoặc chất hữu cơ trên Trái Đất”, nhà khoa học này nói thêm.

Kensei Kobayashi - chuyên gia thiên văn học, người không thuộc nhóm nghiên cứu - đã ca ngợi khám phá này. “Điều này cho thấy tiểu hành tinh chứa nước ở dạng chất lỏng chứ không chỉ ở dạng băng, và chất hữu cơ có thể được tạo ra từ nước đó”, ông nói.

Hayabusa-2 được phóng vào năm 2014 với nhiệm vụ khám phá Ryugu. Nhóm của ông Nakamura, gồm khoảng 150 nhà nghiên cứu, là một trong những nhóm lớn nhất đang phân tích mẫu vật lấy từ Ryugu.

NASA phát hiện sóng địa chấn do thiên thạch đâm vào Sao Hỏa

Việc tàu thăm dò InSight của NASA trên Sao Hỏa ghi nhận những đợt sóng địa chấn khi thiên thạch va chạm sẽ góp phần giúp giới nghiên cứu xác định niên đại bề mặt hành tinh này.

Ảnh trực tiếp đầu tiên của ngoại hành tinh từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Các nhà thiên văn học đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một ngoại hành tinh (hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời) bằng kính viễn vọng James Webb.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm