Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện hổ phách siêu hiếm chứa kiến địa ngục khóa chặt con mồi

Những mẫu hóa thạch mới được phát hiện ở Myanmar đã cung cấp bằng chứng về cách săn mồi của loài kiến cổ đại với bộ hàm kỳ dị, Washington Post đưa tin.

Dựa trên những vết tích còn sót lại, các nhà khoa học ước tính rằng vào khoảng 99 triệu năm trước đã xảy ra một cuộc chiến giữa loài kiến cổ đại Ceratomyrmex ellenbergeri, còn gọi là kiến địa ngục, và một con Caputoraptor elegans - loài gián hiện đã tuyệt chủng.

Mặc dù con kiến địa ngục thành công trong việc khóa chặt con mồi bằng bộ hàm thẳng đứng của mình song nó lại bị mắc kẹt trong lớp nhựa cây và không thoát ra được. Nó hóa thành hổ phách sau gần một trăm triệu năm nằm im giữa những chuyển biến của thời gian, cho đến khi được các nhà khoa học phát hiện.

Mẫu hổ phách hiếm này giúp các nhà nghiên cứu chứng minh cách thức tấn công và tiêu hóa thực phẩm của loài kiến săn mồi thời cổ đại và hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa biến đổi thành hình thái thành loài kiến ngày nay. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Current Biology.

phat hien hoa thach kien co dai anh 1

Mẫu hổ phách tìm thấy tại Myanmar ghi lại quá trình con kiến địa ngục Ceratomyrmex ellenbergeri đang khóa chặt con mồi Caputoraptor elegans. Ảnh: Current Biology.

Những mẫu hóa thạch ghi lại các hoạt động của sinh vật thời cổ đại thường rất hiếm. Phát hiện từ miếng hổ phách gần 100 triệu năm tuổi này giúp chứng minh giả thuyết về cách loài kiến cổ đại sử dụng bộ hàm sắc nhọn di chuyển lên xuống để ăn thịt con mồi, thay vì dùng hàm theo chiều ngang như loài kiến ngày nay.

Nghiên cứu kỹ mẫu hổ phách, các nhà khoa học xác nhận rằng kiến địa ngục là một trong những tổ tiên lâu đời nhất của loài kiến ngày nay. Nhóm nghiên cứu thậm chí còn phát hiện kiến địa ngục có một chiếc sừng dài được cho là để đâm chết con mồi.

Mặc dù không rõ nguyên nhân quá trình tiến hóa lại loại bỏ đi bộ hàm hữu ích cho việc săn mồi ở loài kiến, các nhà khoa học cho rằng sự đa dạng của các đặc điểm sinh học thể hiện sự thích nghi với những biến thiên của môi trường. Do đó, quá trình tiến hóa đã giữ lại những đặc tính có ở loài kiến ngày nay do điều kiện sống của loài này đã không chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong thời gian dài.

Phát hiện mới về đại dịch đầu tiên từ răng hóa thạch cổ xưa

Không phải cho đến khi virus corona xuất hiện, các sinh vật truyền nhiễm nhỏ bé này mới làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống và kinh tế của con người.

Cá sấu cổ đại có thể từng chạy bằng 2 chân như đà điểu

Dựa trên vết chân hóa thạch được tìm thấy ở Hàn Quốc, các nhà khoa học hết sức bất ngờ khi phát hiện ra loài cá sấu cổ đại từng di chuyển bằng 2 chân như các loài chim.

Bí ẩn về quái vật cổ dài thời tiền sử được giải mã

Hơn 100 năm qua, hóa thạch về loài bò sát thời tiền sử Tanystropheus đã khiến các nhà khoa học bối rối, vì riêng phần cổ của nó đã dài bằng phần thân còn lại.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm