Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện hố đen trôi dạt trong không gian

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra một hố đen di chuyển tự do trong không gian, nhờ vào phương pháp thấu kính hấp dẫn.

Theo đó, các nhóm nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh vật thể được cho là một sao neutron hoặc một hố đen “cô độc” đang không thoát khỏi lực hấp dẫn của chính nó. Sự kiện này từng được nhìn thấy lần đầu bằng cách quan sát lực tương tự, làm biến dạng ánh sáng của một ngôi sao. Khi đó, các nhà thiên văn học đặt tên cho phương pháp này là khuếch đại hấp dẫn hay thấu kính hấp dẫn (gravitational microlensing).

“Đây là một hố đen hoặc sao neutron di chuyển tự do đầu tiên được phát hiện bằng phương pháp khuếch đại hấp dẫn. Với phương pháp này, chúng tôi có thể thăm dò những vật thể tự do, khó quan sát và xác định khối lượng tương đối của chúng. Chúng tôi đã mở ra một cánh cửa mới cho những vật thể tối này, thứ không thể nhìn thấy được bằng bất kỳ cách nào khác”, Giáo sư thiên văn học Jessica Lu thuộc Đại học California-Berkeley cho biết.

Ho den troi dat tu do trong khong gian anh 1

Những hố đen rất khó để quan sát bằng các phương pháp thông thường. Ảnh: IAC.

Trước đó, Giáo sư Lu đã dẫn đầu một nhóm phân tích dữ liệu về sự kiện khuếch đại hấp dẫn, được thu thập từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA. Sau đó, phân tích của họ đã được chấp nhận bởi tạp chí The Astrophysical Journal Letters và sẽ sớm được công bố.

Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu khác từ Viện Khoa học quản lý Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore (Mỹ) đã tính toán khối lượng tương đối của vật thể và kết luận rằng đây thực chất là một hố đen. Phát hiện này cũng sẽ được xuất bản trên tạp chí The Astrophysical Journal.

“Dù muốn khẳng định chắc chắn rằng nó là một hố đen, chúng tôi phải báo cáo tất cả khả năng có thể xảy ra. Điều này bao gồm cả những hố đen có khối lượng thấp hơn và thậm chí là một sao neutron”, Giáo sư Lu nói thêm.

Theo đó, “hố đen trôi dạt” kể trên có khối lượng ước tính gấp 1,6-7,1 lần khối lượng của Mặt Trời. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang giảm phạm vi ước tính khi đo khối lượng để xác định cụ thể đây là hố đen hay sao neutron.

Song, vật thể có nhãn MOA-2011-BLG-191 và OGLE-2011-BLG-0462 (viết tắt là OB110462) này đang cách Trái đất khoảng 5.000 năm ánh sáng. Do đó, các nhà khoa học không quá lo lắng vì nó khả năng cao sẽ không “thăm” hành tinh của chúng ta.

Hiện tại, các hố đen rất khó để nhìn thấy theo cách thông thường vì ánh sáng sẽ lập tức bị hút bởi lực hấp dẫn khổng lồ. Trong vài năm gần đây, Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện, một dự án tập trung quan sát các hố đen ở trung tâm dải ngân hà, đã bắt gặp được nhiều dạng hiện tượng khác nhau.

Thực chất, những viền sáng của hố đen mà chúng ta quan sát được chỉ là một dạng bức xạ và vật chất bị hút vào xung quanh rìa chính của chúng. Các nhà khoa học cho biết có hàng trăm triệu hố đen đang trôi dạt qua các góc cô lập của vũ trụ.

Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ

Trong 10 năm tiếp theo, những kính viễn vọng không gian như Extremely Large, James Webb hay Thirty Meter được kỳ vọng thay đổi cách con người nhìn nhận vũ trụ.

Sẽ ra sao nếu có người chết ngoài vũ trụ?

Với viễn cảnh du lịch vũ trụ phổ biến trong tương lai, cần có những quy trình rõ ràng để điều tra, xử lý người chết ngoài không gian.

Minh Hoàng

Theo CNET

Bạn có thể quan tâm