Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Phận người cỏ dại

“Khúc 24” nằm trong trường ca “Gửi” của Thy Nguyên. Tập trường ca này là thông điệp gửi đến nhà văn, người đã sống với buồn vui dâu bể của nhân sinh.

Trong nỗi cô đơn dưới vòm sinh tử

Từng chuyến xe tang

đuổi theo những phướn cờ

Thêm người rửa chân về nước Chúa…

***

Tôi hỏi những chiếc kèn

Tôi hỏi những buồn bã

Tôi hỏi những tha phương

Bước cao, bước thấp

Chỉ thấy tiếng người đậu trên nhành cỏ dại.

Tho ve than phan con nguoi anh 1

Trường ca Gửi của Thy Nguyên. Ảnh: FBNV.

Lời bình

Trường ca, trong tư cách hiện diện của nó là những cảm xúc lớn, những suy tư lớn, được tổ chức thành nhiều chương - đoạn, khúc - nhịp, trường hơi và trường sức. Thy Nguyên với trường ca Gửi đã nỗ lực chuyển tải thông điệp về sứ mệnh của nhà văn sống giữa cuộc đời.

Đoạn trích ở trên nằm trong Khúc 24 mang cái nhìn u uẩn về đời sống dưới vòm sinh tử. Đó là mảnh vỡ của những khắc khoải về số phận con người, về những tồn tại mong manh, ngắn ngủi và bất trắc. Nhà văn, anh ở đâu, anh viết gì, khi sống trong vòm sinh tử ấy?

“Chỉ thấy tiếng người đậu trên nhành cỏ dại” là câu thơ có tính kết đọng những suy tư về phận người. Kiếp người là kiếp cỏ, nhỏ nhoi, bé mọn, mong manh, dễ bị dập vùi, dễ bị xô dạt, thế mà lại trường tồn bất diệt. Mọi thứ phù hoa rồi sẽ tan đi, chỉ còn sự khiêm nhường vĩnh hằng của cỏ là điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

Ta khóc đâu mà trùng khơi đã mặn?

“Thơ viết ở biển” của Lê Minh Chánh mang những suy tư trước trời biển mênh mông, sự hư vô ngắn ngủi của kiếp người.

Em yêu anh trong giai điệu ngày thường

“Trước biển” của Giáng Vân là thơ tình, cũng có thể là bài thơ thế sự. Ở đó, ta nhận ra nhịp điệu của tình yêu, nhịp điệu của cuộc đời.

Thy Nguyên

Bạn có thể quan tâm