Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Oppo tự làm chip cho smartphone

Oppo muốn phát triển chip cho các thiết bị di động cao cấp của mình, nhằm tránh phụ thuộc vào những nhà cung cấp như Qualcomm và MediaTek.

Theo Nikkei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 thế giới đang có kế hoạch tự phát triển chip tích hợp (SoC), nhằm đồng bộ hóa với các sản phẩm của họ. Dự kiến, Oppo sẽ ra mắt các sản phẩm này vào năm 2023 hoặc 2024.

Tự phát triển vi xử lý đang là trào lưu, khi nhiều hãng sản xuất điện thoại thông minh như Apple, Samsung và Xiaomi đã giới thiệu sản phẩm dùng chip của mình. Ngày 20/10, Google cũng chính thức ra mắt ra mắt Pixel 6 và Pixel 6 Pro, dòng smartphone đầu tiên sử dụng bộ xử lý di động Tensor do chính Google nghiên cứu.

Oppo phat trien vi xu ly,  Oppo,  Chip anh 1

Oppo lên kế hoạch phát triển chip cho các thiết bị di động cao cấp của công ty. Ảnh: The Verge.

Theo một số nguồn tin, Oppo đang tìm cách áp dụng công nghệ sản xuất chip 3 nm do Taiwan Semiconductor Manufacturing - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới cung cấp.

Việc tự nghiên cứu và phát triển các con chip cũng khiến Oppo có thể tăng cường khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng và làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.

Từ một thập kỷ trước, Apple đã bắt đầu đưa bộ vi xử lý di động A-series của mình vào iPhone. Huawei Technologies cũng từng ghi dấu ấn với bộ vi xử lý Kirin trước khi Mỹ ban hành các lệnh cấm đối với công ty này.

Một điểm đáng chú ý trên các dòng chip sắp tới của Oppo là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào bộ xử lý hình ảnh trên camera. Tương tự như trên các mẫu điện thoại đến từ Vivo và Xiaomi, bộ vi xử lý này nhiều khả năng sẽ giúp smartphone của Oppo xử lý hình ảnh và video tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Eric Tseng, nhà phân tích chính của Isaiah Research, cuộc đua phát triển vi xử lý riêng luôn đi kèm với những rủi ro nhất định. Các con chip này có thể không hoạt động ổn định như các sản phẩm từ những nhà cung cấp đã có tên tuổi.

Ngược lại, Brady Wang, nhà phân tích của Counterpoint chia sẻ với Nikkei rằng việc sở hữu bộ vi xử lý riêng sẽ giúp ích nhiều cho các nhà sản xuất thiết bị di động.

“Nếu mọi người đều sử dụng chip của Qualcomm cho các smartphone hàng đầu, rất khó để khẳng định rằng sản phẩm của bạn có hiệu suất tốt và độc đáo. Trong khi đó, bạn phải cạnh tranh để phân bổ chip và nguồn lực với các đối thủ cạnh tranh trong thời gian thiếu hụt chip như hiện nay”, Brady Wang cho biết.

Reno6 Pro 5G - hiệu năng mạnh mẽ, camera đa dụng

Sau bộ đôi Reno6 và Reno6 Z, Oppo mang đến thị trường Việt Nam chiếc Reno6 Pro 5G với ngoại hình và tính năng cao cấp hơn.

Smartphone Oppo sắp được cập nhật sớm Android 12

Oppo là một trong những thương hiệu đầu tiên ra mắt giao diện người dùng trên nền Android 12. Thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên ColorOS 12 bản thử nghiệm là Find X3 Pro.

Quy trình sản xuất phức tạp để có thiết kế độc đáo trên Oppo Reno6 5G

Mặt lưng cực quang đa sắc là một trong những điểm nhấn nổi bật nhất trên Oppo Reno6 5G. Theo đó, các vật liệu phải trải qua nhiều giờ xử lý với 6 quy trình quan trọng.

Video - 6 công đoạn chính xử lý mặt lưng của Oppo Reno6 5G Reno6 5G trải qua nhiều giờ xử lý với 6 quy trình quan trọng, gồm cắt kính, công nghệ CNC, lớp phủ AF, thẩm định chất lượng, làm sạch Plasma và cán màng Deco.

Minh Hoàng

Theo Nikkei

Bạn có thể quan tâm