Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

OPEC+ giữ nguyên sản lượng dầu

Sau cuộc họp ngày chủ nhật, liên minh OPEC+, các quốc gia sản xuất dầu lớn do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu, đã quyết định duy trì sản lượng ở mức hiện tại.

OPEC+ sẽ duy trì mức sản lượng dầu hiện tại. Ảnh Reuters.

Theo đó, mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày được OPEC+ đưa ra vào tháng 10 vẫn tiếp tục có hiệu lực đến năm 2023.

Lý do được đưa ra là liên minh đang không chắc chắn về nhu cầu tại Trung Quốc cũng như các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga của các nước phương Tây.

Trước đó, vào thứ sáu, nhóm các nước EU, G7 và Australia đã đồng ý áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga. Quyết định sẽ có hiệu lực vào thứ hai, cùng với lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga được vận chuyển bằng đường biển, chiếm 2/3 lượng dầu nhập khẩu của khối này từ Nga.

Động thái của các nước phương Tây được coi là một nỗ lực nhằm giảm nguồn thu của Moscow.

Ngay lập tức, Nga đã lên án quy định áp mức trần giá và đe dọa sẽ đình chỉ việc giao hàng cho bất kỳ quốc gia nào áp dụng biện pháp này.

Đối với OPEC+, việc áp mức giá trần và các lệnh trừng phạt là một ẩn số lớn khi họ không biết nó sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung của Nga như thế nào.

Các nhà phân tích của DNB nhận định: "Sự không chắc chắn đối với nguồn cung của Nga là rất lớn. Do đó, OPEC+ đã hướng tới một cuộc họp kín và không thay đổi hạn ngạch sản xuất hiện tại".

Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm do lạm phát tăng vọt và lo ngại về chính sách Zero-Covid của Trung Quốc khiến nhu cầu năng lượng giảm, 2 chỉ số giá dầu thô toàn cầu là Brent và WTI đã mất hơn 6% giá trị, ở gần mức thấp nhất trong năm, cách xa mức đỉnh hồi tháng 3.

Ngoài ra, những suy đoán về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của OPEC+ vẫn còn bỏ ngỏ.

Edoardo Campanella, phân tích viên của UniCredit, cho biết: "OPEC+ có thể cảm thấy buộc phải áp đặt lập trường của mình với Mỹ, bằng cách cắt giảm hoặc đe dọa cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa”.

“Nga cũng có thể trả đũa phương Tây bằng cách tận dụng ảnh hưởng của mình trong OPEC+ để thúc đẩy cắt giảm sản lượng nhiều hơn. Điều này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu”, Edoardo Campanella cho hay.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Ông Zelensky: Mức giá trần với dầu Nga 'quá yếu'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 3/12 nhận định mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu Nga là không đủ cứng rắn và khá thoải mái đối với Moscow.

Nga không chấp nhận trần giá dầu

Phía Nga đã có phản ứng đầu tiên kể từ khi các nhà ngoại giao châu Âu chốt mức giá trần sau những cuộc thảo luận kéo dài. 

Giá dầu rớt mạnh

Giá dầu lao dốc mạnh khi giới đầu tư nóng lòng chờ đợi cuộc họp quan trọng của OPEC+. Đáng nói, phía EU và G7 đã chốt mức trần giá bán đối với dầu Nga ngay trước cuộc họp.

Bảo Trung

Bạn có thể quan tâm