Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Putin thừa nhận các lệnh trừng phạt khiến Nga thiệt hại

Phát biểu trong cuộc họp chính phủ ngày 29/3, Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP.

"Các lệnh trừng phạt chống lại nền kinh tế Nga về trung hạn có thể gây ra những tác động thực sự tiêu cực", Reuters dẫn lời Tổng thống Putin nói.

Ông Putin cho biết lạm phát trong tháng 3 của Nga vào khoảng dưới 4%. Nhà lãnh đạo nói điều quan trọng với Nga hiện nay là không để lạm phát tăng cao. Tổng thống Putin cũng thừa nhận khu vực sản xuất của Nga đang hoạt động "ì ạch".

Từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, nước này đã hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế dưới nhiều hình thức của Mỹ, EU và nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của phương Tây là loại các ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), khiến các tổ chức tài chính của Nga mất khả năng kết nối với phần còn lại của thế giới.

Bên cạnh đó, Nga bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Nhiều cá nhân, tổ chức Nga bị đưa vào danh sách đóng băng tài sản, cấm đi lại.

Phương Tây cũng áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp nhằm vào các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động giúp Nga né tránh lệnh trừng phạt.

Tháng 12/2022, phương Tây đạt thỏa thuận áp mức giá trần với dầu thô xuất khẩu của Nga ở mức 60 USD/thùng.

Giao tranh chủ yếu những tuần gần đây vẫn diễn ra xung quanh thị trấn Bakhmut. Nhiều tháng qua, quân đội Nga và lực lượng an ninh tư nhân Wagner tìm cách khép chặt vòng vây nhưng vẫn đang vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Mỹ dừng trao đổi dữ liệu về vũ khí hạt nhân với Nga

Nhà Trắng ngày 28/3 cho biết chính phủ Mỹ sẽ dừng trao đổi một phần các dữ liệu về lực lượng hạt nhân của nước này với Nga, phản ứng lại với hành động tương tự từ Moscow.

Nga thử tên lửa chống hạm trên biển Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã diễn tập trên biển Nhật Bản và thực hiện thành công vụ thử tên lửa chống hạm siêu thanh, tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu giả định.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm