Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Ông Biden tới họp G7 nhưng cả thế giới nhìn vào khủng hoảng nợ của Mỹ

Tổng thống Joe Biden đến dự hội nghị G7 để thảo luận cách giữ nền kinh tế toàn cầu ổn định. Song, mối đe dọa tiềm ẩn với kinh tế lại đến từ trong lòng nước Mỹ.

hoi nghi thuong dinh g7 anh 1

"Biến động" dường như đang thành chuẩn mực mới mà các đồng minh nhìn về Washington. Trong chuyến công du Nhật Bản, Tổng thống Biden sẽ phải trấn an rằng vấn đề trần nợ trong nước sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Khi ông Biden đến Hiroshima để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, Mỹ còn cách hai tuần nữa mới có nguy cơ vỡ nợ - điều không chỉ làm lung lay nền kinh tế của đất nước mà còn của các đồng minh trong khối.

Cuộc gặp tại Nhật Bản có thể là lúc ông Biden trấn an đồng minh, song lãnh đạo các nước này hiểu rằng quyền quyết định không chỉ nằm trong tay của ông chủ Nhà Trắng.

Những bất đồng với đảng Cộng hòa về việc tăng trần nợ đã ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại giao của ông Biden, buộc nhà lãnh đạo Mỹ phải hủy chuyến thăm đến Australia và Papua New Guinea, qua đó khiến cuộc họp nhóm Bộ Tứ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) cũng bị hủy bỏ.

Nước Mỹ trở nên khó đoán với đồng minh

Trước khi lên đường sang Nhật Bản, ông Biden tự tin có thể đạt được một thỏa thuận ngân sách để giúp nước Mỹ không vỡ nợ. Ngược lại, đảng Cộng hòa đã chỉ trích ông chủ Nhà Trắng khi vẫn sang châu Á, trong lúc đàm phán về trần nợ chưa được giải quyết.

Khi chuẩn bị cho hội nghị G7, quan chức các đồng minh đã không công khai đề cập tới khả năng vỡ nợ, một phần có lẽ vì họ cho rằng vẫn còn thời gian để ông Biden giải quyết thách thức trong nước.

Tuy nhiên, điều này đã tạo ra một lăng kính mới đối với Washington. Sau nhiều năm tin tưởng Mỹ sẽ là trụ cột ổn định nhất trong các vấn đề quốc tế, các đồng minh những năm qua đã chứng kiến nhiều sự hỗn loạn. Đóng cửa chính phủ, khủng hoảng ngân hàng, tranh cãi về trần nợ và bạo lực chính trị như vụ bạo loạn Điện Capitol tưởng chừng như là điều khó xảy ra. Những điều này khiến các lãnh đạo nước ngoài giờ đây đặt yếu tố khó đoán của Mỹ là một phần trong tính toán lập trường đối ngoại.

hoi nghi thuong dinh g7 anh 2

Ông Biden gặp lãnh đạo các nước G7 tại Đức hồi năm 2022. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản.

“Tôi nghĩ mối đe dọa lớn nhất của chúng ta là chính chúng ta”, Jane Harman, cựu nghị sĩ California, nhận định. “Sự lãnh đạo toàn cầu của chúng ta đang bị xói mòn vì những rối loạn nội bộ”.

Nhà Trắng cảnh báo rằng việc vỡ nợ sẽ chỉ khiến các đối thủ của Mỹ bạo dạn hơn, và sử dụng lập luận này để chỉ trích đảng Cộng hòa, nói rằng phe Cộng hòa đang “chơi với lửa”.

“Những quốc gia như Nga hay Trung Quốc không muốn gì hơn ngoài việc chúng ta vỡ nợ, để họ có thể nói rằng ‘Mỹ không phải là đối tác ổn định, đáng tin cậy’”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói.

Ông Kirby không cho rằng vấn đề trần nợ sẽ chi phối các cuộc thảo luận tại G7. “Các đối tác của tổng thống sẽ hiểu lý do ông ấy phải cắt ngắn lịch trình”, ông nói.

Dù vậy, vẫn sẽ có những hậu quả. Các nhà phân tích cho rằng việc ông Biden cắt ngắn chuyến công du châu Á đặt ra những câu hỏi về cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chưa từng có nhà lãnh đạo Mỹ nào đến Papua New Guinea, và ông Biden hoãn việc trở thành người đầu tiên làm điều này có thể nói lên nhiều điều về ưu tiên ngoại giao của Washington.

Không chỉ là vấn đề trần nợ

Đây không phải lần đầu tiên một tổng thống Mỹ hủy chuyến công du để giải quyết vấn đề trong nước. Cựu Tổng thống George H.W. Bush đã hủy bỏ chuyến đi hai tuần tới châu Á vào năm 1991 để chứng tỏ rằng ông tập trung vào nền kinh tế đang đình trệ ở Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama cũng có những lần cắt chuyến thăm các nước châu Á khi đóng cửa chính phủ.

Song, những lo ngại mới thực sự tăng dần dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, khi ông từng đe dọa sẽ cân nhắc lại các liên minh lâu đời, cũng như ủng hộ nhiều đối thủ nước ngoài, trong khi xáo trộn các chuẩn mực dân chủ trong nước.

Cuộc đối đầu về vấn đề trần nợ cũng chỉ ra rằng dù ông Biden có thể ngăn Mỹ vỡ nợ, đất nước cũng sẽ khó trở lại giai đoạn ổn định như trước và sẽ có những xáo trộn, đặc biệt khi ông Trump thông báo tái tranh cử vào năm 2024.

hoi nghi thuong dinh g7 anh 3

Ông Joe Biden và cháu gái Maisy Biden ở Alaska ngày 17/5, chờ chuyên cơ Không lực Một tiếp nhiên liệu để công du Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Những tuyên bố của ông Trump tại buổi tiếp xúc cử tri của CNN tuần trước cũng cho thấy quan điểm của cựu tổng thống về việc ủng hộ Ukraine hay vấn đề vỡ nợ mang nhiều đối lập với chính quyền Biden.

Ông Biden có thể là nhà lãnh đạo “truyền thống hơn” so với người tiền nhiệm, mang đến phong cách quen thuộc về chính sách đối ngoại và ngoại giao với các lãnh đạo nước ngoài. Song, các lãnh đạo cũng thấy rằng ông đang dẫn dắt một nước Mỹ mong manh, với các giá trị dân chủ bị thách thức. Giới lãnh đạo thấy sự đối đầu hơn là thỏa hiệp ở Washington có dẫn đến những kịch bản chưa từng nghĩ đến như vỡ nợ.

“Chắc chắn vấn đề trần nợ sẽ là chủ đề thảo luận tại hội nghị G7”, Matthew Goodman, phó chủ tịch về kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói. “Tôi chắc chắn các nhà lãnh đạo khác sẽ hỏi về mức độ nghiêm trọng, và ông Biden có thể nói rằng đang làm mọi cách để tránh vỡ nợ”.

Trong khi đó, Charles Grant, Giám đốc Trung tâm Cải cách Châu Âu ở London cho rằng không nhiều nước châu Âu quá lo ngại, vì những khủng hoảng tương tự xảy ra thường xuyên và hiếm khi kết thúc bằng thảm họa.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Đảng Cộng hòa phẫn nộ ngay khi ông Biden lên máy bay

Các thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích ông Biden vì đã rời Washington tới châu Á vào hôm 17/5, giữa lúc các cuộc đàm phán về nới trần nợ công chưa có tiến triển đáng kể.

Tổng thống Biden: Tôi tin nước Mỹ sẽ không vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/5 tuyên bố ông tự tin có thể đạt được một thỏa thuận ngân sách để giúp nước Mỹ không vỡ nợ, theo Reuters.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm