Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Obama cam kết 'tăng gấp đôi' nỗ lực chống IS

Ngày 15/11, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết “tăng gấp đôi” nỗ lực nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tổng thống Mỹ Barack Obama cử chỉ như ông nói trong một cuộc họp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (vô hình) bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Barack Obama trò chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (không có trong ảnh) bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/11. Ảnh: AFP

"Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi nỗ lực hợp tác với các thành viên khác của liên minh nhằm mang lại quá trình chuyển tiếp hòa bình ở Syria và tiêu diệt IS – thế lực đã gây ra quá nhiều khổ đau cho người dân Paris và Ankara và nhiều nơi khác trên thế giới", ông Obama nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Antalya, thành phố nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Pháp trong quá trình truy lùng thủ phạm của vụ tấn công liên hoàn tại thủ đô Paris vào đêm 13/11 khiến 129 người thiệt mạng.

“Giết hại người dân vô tội, dựa trên một ý thức hệ xuyên tạc, là cuộc tấn công không chỉ nhằm vào nước Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ mà còn nhằm vào cả thế giới văn minh”, VOA dẫn lời ông Obama.

Thảm kịch tại Paris là chủ đề hàng đầu của chương trình nghị sự trong ngày hội đàm đầu tiên của các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các chủ đề khác bao gồm thương mại, năng lượng và biến đổi khí hậu.

Nỗ lực chống IS

Vụ tấn công liên hoàn tại Paris dự kiến sẽ thúc đẩy và củng cố các nỗ lực nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Syria.

Vài giờ trước khi cuộc tấn công xảy ra, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, nói G-20 sẽ là một "cơ hội hữu ích" để giới lãnh đạo chủ chốt bàn tính về vấn đề Syria.

Tuy nhiên, bà dự đoán rằng hội nghị lần này của G-20 sẽ không thể đạt được những quyết định mang tính đột phá.

Cuộc họp an ninh

Ngay trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã gặp đội ngũ an ninh quốc gia Mỹ và đưa ra bản đánh giá tình báo. Theo các chuyên gia phân tích, Obama buộc phải đẩy mạnh chiến dịch chống IS và hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ là cơ hội để ông hội ý cùng giới lãnh đạo các quốc gia khác đang cùng chung mục đích. Một số quốc gia thuộc G-20 đang tham gia cuộc chiến chống IS và các cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ diễn ra trong hội nghị. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hủy kế hoạch tham dự hội nghị ngay sau khi vụ tấn công liên hoàn xảy ra tại Paris.​

Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ

Một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên của ông Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 là hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là đối tác quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Nhiều tháng qua, cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường các cuộc tấn công chống các “chi nhánh” của IS (theo cách gọi của giới chức nước này). Chúng hoạt động chủ yếu ở phía đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ và gần biên giới Syria và Iraq.

Ban đầu, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lưỡng lự khi tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu chống IS. Tuy nhiên, họ đã chấp thuận đề nghị của Mỹ sau khi cho phép Washington thực hiện các cuộc tấn công IS tại Syria từ các căn cứ không quân lớn, đồng thời tiến hành các chiến dịch ném bom riêng biệt.​

Obama sẽ thách thức Trung Quốc tại Hội nghị APEC

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông khi các nhà lãnh đạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương tập trung tại Philippines trong tuần tới.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm