Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ giới có phải là một bất thường?

Nhiều rối loạn như rối loạn trầm cảm, chứng sợ không gian rộng (agoraphobia), sợ xã hội, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách, đã được chẩn đoán là phổ biến hơn rất nhiều ở nữ so với nam.

Tỷ lệ nữ trên nam được chẩn đoán mắc các rối loạn này là từ 2:1 đến 9:1.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, khác biệt giới tính trong chẩn đoán là do định nghĩa rối loạn có thành kiến đối với nữ. Họ tin rằng, do DSM (Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê (Diagnostic and Statistical Manual)) được phát triển chủ yếu bởi các nhà tâm lý nam, nó thiết lập các tiêu chí chẩn đoán trong đó lấy chức năng tâm lý của nam giới trưởng thành làm tiêu chuẩn cho sức khỏe tâm thần, gây ra những rối loạn chức năng trong tâm lý ở phụ nữ bình thường.

Phu nu anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: KoolShooters/Pexels.

Một rối loạn gây tranh cãi ở nữ từng được xem xét để đưa vào DSM là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder), khi phụ nữ cảm thấy buồn bã hay trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nhiều phụ nữ cảm thấy rối loạn này là một ví dụ của việc bị nam giới trỏ ngón tay vào mình và gọi mình là “bất thường”.

Các chỉ trích liên quan đến rối loạn nhân cách cho rằng DSM đã kỳ thị nữ giới. Ví dụ, định nghĩa về “rối loạn nhân cách phụ thuộc” (dependent personality disorder) có chứa những đặc điểm phản ánh việc cường điệu vai trò của nữ như cố “quá mức để nhận sự dung dưỡng và hỗ trợ của người khác, thậm chí còn tự nguyện làm những việc mà mình không ưa thích” (DSM-IV, trang 668). Một số người còn lập luận rằng, theo truyền thống, phụ nữ được xã hội dạy dỗ để đề cao sự hậu thuẫn của xã hội và hầu như làm mọi việc cho người khác.

Một tiêu chí khác - “gặp khó trong việc bày tỏ bất đồng với người khác do sợ mất hậu thuẫn hay mất sự tán thưởng” (DSM-IV, trang 668) - cũng là một vấn đề tiêu biểu ở nữ giới do nhiều phụ nữ được giáo dục để tin rằng việc nêu ý kiến của mình có thể gây ấn tượng tiêu cực hoặc dẫn đến việc bị người khác bác bỏ. Mặt khác, Carol Tavris lập luận rằng nếu vai trò của nữ giới được sử dụng như một tiêu chuẩn để so sánh, nam giới sẽ hình thành những nhóm tự-giúp (self-help) để học cách trở nên hơn chăm sóc hơn, độc lập hơn, và đáp ứng hơn các nhu cầu của người khác.

Để cung cấp một ví dụ về cách mà thiên kiến giới tính có thể ảnh hưởng đến định nghĩa về rối loạn tâm lý, năm 1988, hai nhà tâm lý người Canada Paula Caplan và Margrit Eichler đã đề xuất cái gọi là “rối loạn nhân cách nam tính” (macho personality disorder). Rối loạn này đã được đề xuất đưa vào DSM với tiêu chí như “không thể nhận ra và biểu lộ cảm xúc”, “không thể biết người khác cảm giác như thế nào”, và “có nhu cầu khẳng định tầm quan trọng của việc xuất hiện bên cạnh những người nữ ngoan ngoãn và hấp dẫn theo quy chuẩn phổ cập”.

Một giác độ khác về những khác biệt trong chẩn đoán rối loạn ở nam và nữ là nữ thường tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia sức khỏe tâm thần nhiều hơn nam. Tuy nhiên, những người khác lại nói rằng nữ được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp cho các vấn đề tâm lý là điều chấp nhận được, trong khi nam lại được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp này là không thể chấp nhận vì đó là sự thừa nhận yếu kém.

Ngoài ra, một số người cho rằng nữ đang phải đối mặt thường xuyên hơn (so với nam) rất nhiều trong các vấn đề như kỳ thị giới tính, thiệt thòi về kinh tế, bạo hành, lạm dụng và cưỡng hiếp, cùng với các áp lực xã hội như phải giữ eo, thụ động và khiêm tốn.

Nhiều tác giả/ NXB Trẻ

Bình luận

SÁCH HAY