Các rối loạn tâm thần liệt kê trong DSM có thể tập hợp thành nhóm theo các thể loại dưới đây:
• Các rối loạn lo âu (anxiety disorders, (xem trang 38-50) là các cấp độ lo âu kéo dài và vượt mức, bao gồm rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, rối loạn lo âu chung, rối loạn hoảng sợ, các chứng sợ hãi khác nhau (phobia), và rối loạn ám ảnh – cưỡng bức.
• Các rối loạn tuổi thơ (childhood disorders, xem trang 113-150) là những rối loạn tiêu biểu đầu tiên được chẩn đoán trước tuổi trưởng thành. Chúng bao gồm: khó học, tự kỷ, rối loạn mất tập trung cùng tăng động, lo âu chia tách, và rối loạn trong phát âm.
• Các rối loạn nhận thức (cognitive disorders, xem trang 93-112) ảnh hưởng lên năng lực xử lý thông tin và do đó lên tư duy, trí nhớ, và nhận thức sự vật. Chúng bao gồm sa sút trí tuệ (dementia), mất trí nhớ (amnesia), và mê sảng (delirium), thường là mang căn nguyên thể chất.
• Các rối loạn tâm phân (dissociative disorders, xem khung trang 94) là các thay đổi nhất thời trong nhận thức, không thể gán với căn nguyên thể chất; chúng bao gồm nhiều rối loạn nhân cách.
• Các rối loạn ăn uống (eating disorders, xem trang 76–93) là nhiều rối loạn trong chế độ ăn uống. Hai dạng chính của rối loạn này là biếng ăn (anorexia nervosa) và ăn vô độ (bulimia).
• Các rối loạn giả bệnh (factitious disorders, xem trang 48) là các rối loạn mà cả những triệu chứng tâm lý và thể chất đều được cố tình phỏng nhại hay cố tình mang vào.
• Các rối loạn kiềm chế xung động (impulse-control disorders, xem khung trang 88) là chứng trộm vặt (kleptomania) và các rối loạn khác, trong đó người ta không kiểm soát được những thôi thúc của mình. Các rối loạn trong các mục khác, như loạn dục (paraphilia), rối loạn sử dụng chất gây nghiện (substance-related disorders) cũng là những dạng rối loạn kiềm chế xung động.
• Các rối loạn khí sắc (mood disorders, xem trang 64-76) là những xáo động cảm xúc lớn bao gồm trầm cảm, rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorders) và rối loạn lưỡng cực 1 (bipolar 1 disorders).
• Tâm thần phân liệt (schizophrenia, xem trang 50-64) và một số rối loạn khác được đặc trưng bởi những triệu chứng tâm thần như ảo giác (hallucination), ngôn ngữ vô tổ chức (disorganize speech), hành vi rối loạn (disordered behavior).
• Các rối loạn do dùng dược chất (substance-related disorders, xem trang 85–93) là những rối loạn do lạm dụng dược chất, hợp pháp hay bất hợp pháp.
• Các rối loạn tình dục và xác định giới tính (sexual disorders and gender-identity disorders, xem khung trang 109-110) được DSM nhóm lại cùng nhau. Các rối loạn tình dục bao gồm loạn dục (paraphilia) như ấu dâm (pedophilia) và rối loạn cương dương (sexual dysfunction).
• Các rối loạn giấc ngủ (sleep disorders) bao gồm mộng du (sleepwalking), mất ngủ (insomnia) và ngủ gục (narcolepsy).
• Các rối loạn dạng cơ thể (somatoform disorders, xem khung trang 44) là những rối loạn đi cùng những triệu chứng thể chất nhưng không có căn nguyên thể chất. Chúng bao gồm rối loạn chuyển đổi (đôi khi được gọi là rối loạn cuồng loạn - hysteria) và rối loạn lo bệnh (hypochondria disorders).
• Các rối loạn nhân cách (personality disorders, xem trang 103–105) bao gồm rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocia personality disorders) và rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorders).
Rối loạn hoảng loạn có thể đi kèm với chứng sợ không gian rộng (agoraphobia), tức sợ phải ở một mình và vô vọng trong hoàn cảnh không lối thoát. Hai rối loạn này thường được chẩn đoán cùng nhau dù chúng có thể diễn ra tách biệt. Rối loạn hoảng loạn có xu hướng diễn ra vào thời kỳ đầu tuổi trưởng thành. Nó tác động lên phụ nữ với mức độ gần gấp ba lần so với nam giới và ước tính tác động lên 3% dân số Mỹ. Chứng sợ khoảng không gian hẹp được ước tính tác động lên từ 1 đến 6% dân số Mỹ.
Các rối loạn lo âu chủ yếu được điều trị bằng liệu pháp hành vi và nhận thức, cũng như liệu pháp tâm lý phân tâm (psychoanalytic psychotherapy). Bác sĩ tâm thần có thể cho thuốc để giúp bệnh nhân đối phó với lo âu, nhưng thuốc sẽ không chữa được chứng lo âu.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luận