Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự chú ý của tâm trí con người hình thành trên cơ chế nào?

Để hành động, phản ứng và sinh tồn trong thế giới này, chúng ta cần biết cách lựa chọn và nhận biết những gì ta cảm nhận được.

Minh họa: WikiHow.

Sự chú ý và tâm trí

Mục tiêu của tôi không phải là xem bệnh nhân là một hệ thống, mà là hình dung ra thế giới... cảnh quan trạng thái mà bệnh nhân đang cư trú.”

- Oliver Sacks, 1973.

Năng lực để làm những điều này được gọi chung là “sự chú ý”. Từ ngữ này có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh - chúng ta để ý; chúng ta chú ý; cái gì khiến ta để ý; ta để ý chăm sóc; thậm chí ta gây sự chú ý - nhưng thực ra nó là cái gì?

Theo William James (xem tập Lịch sử Tâm lý học) trong cuốn Principles of Psychology: “Mọi người đều biết sự chú ý là gì. Nó là cái gì đó chiếm lĩnh tâm trí ở dạng rõ ràng và sống động trong số rất nhiều đồ vật cùng xuất hiện, hoặc chuỗi suy nghĩ đang chạy trong đầu. Những đặc điểm cốt lõi của nó gồm nhắm tới, tập trung ý thức. Nó ngụ ý rằng cần dẹp những thứ này sang một bên để xử lý hiệu quả những thứ kia, và nó là trạng thái ngược lại với trạng thái lú lẫn, sững sờ và mất tập trung.”

Tam tri anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ketut Subiyanto/Pexels.

Vậy nó thực ra là gì? Đương nhiên chúng ta có thể chọn để tập trung vào cái gì. Chúng ta phải làm được, nếu không chúng ta sẽ bị chôn vùi dưới đống thông tin tràn ngập. Câu chuyện điển hình cho khía cạnh tự chủ của sự chú ý là “hiệu ứng tiệc tùng” (xem tập Tư duy và hiểu biết).

Làm thế nào mà trong một môi trường ồn ào như tiệc tùng mà chúng ta vẫn có thể trò chuyện với nhau được? Có lẽ chúng ta cũng từng trải qua những dị bản tương tự - nếu không phải là một bữa tiệc ồn ào thì có lẽ là trong thư viện khi chúng ta học bài. Bạn có thể đang tập trung vào một đoạn văn nào đó rất khó hiểu, đọc đi đọc lại nó để cố gắng hiểu.

Có lẽ bạn gặp khó khăn vì cùng lúc đó bạn tình cờ hóng hớt được bạn mình ở góc gần đó đang bàn tán về trận bóng chày hôm nay. Bạn bị giằng xé giữa hai cái - một phần bạn muốn tập trung học, phần kia lại muốn biết xem đội bóng của mình chơi thế nào. Vì thế bạn phải chọn tín hiệu nào để đáp ứng. Bạn không thể đồng thời suy nghĩ hai thứ trong đầu.

Hay liệu bạn có thể không? Bạn có thể dẹp việc hóng hớt bóng đá sang một bên và tập trung vào đoạn văn đang đọc. Suy cho cùng thì bạn có thể biết về kết quả trận đấu bằng cách đọc báo sau. Bạn đã chọn để tập trung vào bài học và không để ý đến bóng chày nữa. Nhưng liệu bạn có hoàn toàn tách rời khỏi cuộc trò chuyện của bạn bè bạn không?

Nghiên cứu cho thấy bạn không. Bạn chỉ là quyết định không chọn thông tin đi vào não bạn từ tai. Chúng đã đi vào rồi mặc dù bạn cố ý chọn không để xem xét chúng. Ví dụ điển hình của hiện tượng này là khi người ta nghe tên mình trong những cuộc trò chuyện mà họ không để ý tới. Trường hợp trận bóng chày nói trên cũng là ví dụ tương tự. Mặc dù bạn đang tập trung học bài, nếu người khác đột nhiên nhắc đến cái bạn quan tâm muốn biết - trong trường hợp này là tỷ số - thì đột nhiên bạn sẽ dỏng tai lắng nghe và thôi tập trung vào bài học.

Nhiều tác giả/ NXB Trẻ

Bình luận

SÁCH HAY