Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Novaland lần đầu thua lỗ

Novaland ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý I sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Song, doanh nghiệp cho biết đang nỗ lực triển khai xây dựng lại các dự án từ quý II.

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - NVL) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I với tổng doanh thu giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 604 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, số thu từ hoạt động bán hàng vẫn chiếm ưu thế với 453 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao các bất động sản tại dự án NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Palm City, Saigon Royal và Soho Residence. Theo sau đó là doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, mang về cho Novaland hơn 151 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán kỳ này của doanh nghiệp chỉ giảm khoảng 63%, khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng ghi nhận xu hướng đi xuống, còn gần 150 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của tập đoàn địa ốc này chỉ đạt khoảng 25% trong quý I.

Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh, nhà phát triển bất động sản này đã báo lỗ 410 tỷ đồng quý I, giảm mạnh so với mức lãi 1.046 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý đầu tiên Novaland thua lỗ kể từ khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm 2016 đến nay.

NOVALAND BÁO LỖ RÒNG QUÝ I/2023
Kết quả kinh doanh gần đây của Novaland. Nguồn: BCTC DN.
NhãnI/2021IIIIIIVI/2021IIIIIIVI/2023
Doanh thu thuần Tỷ đồng 45072544326245911956265832793241604
Lãi ròng
70113135369101046772236239-410

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của tập đoàn địa ốc này đạt hơn 256.194 tỷ đồng, tương đương với cuối năm ngoái. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ghi nhận gần 137.000 tỷ đồng và 91% tổng hàng tồn kho là giá trị quỹ đất cùng các dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Sau giai đoạn khó khăn thời gian qua, Novaland gần đây liên tục đón nhận nhiều thông tin tích cực khi Chính phủ cùng các bộ, ngành đã thành lập tổ công tác để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Nghị quyết số 33 về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...

Những động thái này góp phần tái khởi động lại một số dự án đang dang dở của Novaland như dự án The Grand Manhattan tại trung tâm quận 1, TP.HCM vừa được khởi động lại sau khi TPBank cấp vốn. Đây cũng là 1 trong 7 dự án được UBND TP.HCM quan tâm tháo gỡ pháp lý và đến nay đã có những chuyển biển tích cực.

Phía Novaland cho biết dự kiến từ quý II, tập đoàn sẽ tập trung cao độ để làm việc với các đối tác tài chính, nhà thầu thi công để sớm đưa vào triển khai xây dựng lại các dự án ở trung tâm TP.HCM, Khu đô thị Aqua City, NovaWorld Phan Thiet và NovaWorld Ho Tram.

Novaland cũng đang linh hoạt điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án dang dở cũng như các dự án mới cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Liên quan tới cơ cấu sở hữu vốn tại Novaland, mới đây, Công ty Diamond Properties (do vợ ông Bùi Thành Nhơn giữ chức chủ tịch HĐQT) đã đăng ký bán hơn 18,4 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 8/5 đến ngày 8/6. Nếu giao dịch thành công, Diamond Properties sẽ hạ sở hữu tại Novaland xuống còn 184,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ gần 9,42% vốn điều lệ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/4, cùng đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu NVL cũng đóng cửa ở mức 14.300 đồng/đơn vị (+1,42%). Nếu so với đầu tháng 3, giá cổ phiếu bất động sản này đã tăng khoảng 40%.

Dự án của Novaland, Hưng Thịnh... ở Đồng Nai tiếp tục được gỡ vướng

Sau cuộc họp ngày 18/4 cùng các chủ đầu tư, đến nay Bộ Xây dựng đã có kết luận chỉ đạo gỡ khó những vướng mắc đối với 7 dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Novaland đề nghị gỡ vướng khẩn cấp cho các dự án ở Đồng Nai

Novaland cho biết vướng mắc tại những dự án này chưa có phương án tháo gỡ cụ thể, doanh nghiệp chưa thể tiếp tục tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh dẫn đến nguy cơ đổ vỡ.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm