Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi giấc mơ Mỹ bị dập tắt

Elizabeth là một bé gái 13 tuổi đến từ Villanueva, Honduras. Khi bị bắt trên đường vượt biên hồi tháng 3, em chỉ nghĩ đến nỗi thất vọng của người mẹ đang ở bang Maryland, Mỹ.

tre em di cu anh 1

Hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên, phần lớn đến từ vùng Trung Mỹ, đang tìm cách vượt biên giới để đến Mỹ và đoàn tụ cùng gia đình. Song nhiều em đã bị bắt giữ ở Mexico, cầm chắc tương lai bị trục xuất. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 2

Sau khi bị cảnh sát Mexico bắt giữ, các em được đưa đến một cơ sở dành cho trẻ di cư không có người lớn đi cùng. Cơ sở này nằm ở vùng Ciudad Juarez, cách biên giới với Mỹ khoảng 1,6 km. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 3

Nếu vượt biên thành công, các em có cơ hội giải trình trước chính phủ Mỹ, được đi học đầy đủ và có thể đoàn tụ với cha mẹ người nhập cư vào một ngày nào đó. Thế nhưng, khi bị bắt, hành trình dài của các em đã kết thúc ngay trước vạch đích. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 4

Trẻ em và thanh thiếu niên di cư cần nhiều sự dũng cảm để thực hiện hành trình dài đến biên giới Mexico và Mỹ. Tại cơ sở tạm trú, có những em mới được 5 tuổi. Các em thường di chuyển theo nhóm hoặc đi cùng bạn bè và người thân. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 5

Trong quá trình di cư, các em có thể bị nhiều băng nhóm tội phạm lợi dụng. Song các em vẫn tiếp tục cố gắng. Giám đốc khu tạm trú, ông José Alfredo Villa, nói: “Dòng chảy di cư bắt nguồn từ vấn đề kinh tế. Nó sẽ không dừng lại, trừ khi cuộc sống tại các nước này được cải thiện”. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 6

Năm 2018, cơ sở tạm trú ở Ciudad Juarez tiếp nhận 1.318 trẻ em di cư không có người đi kèm. Năm 2019, số liệu này đã tăng lên 1.510 trường hợp. Do ảnh hưởng đại dịch, cơ sở này chỉ tiếp nhận 928 trẻ trong năm 2020. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 7

Trong vài tháng sống ở cơ sở tạm trú, các em phải tạm dừng việc học văn hóa. Các em chuyển sang học các môn nghệ thuật, như vẽ tranh về đất nước của mình. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 8

Elizabeth (bên trái) là một bé gái 13 tuổi đến từ Villanueva, Honduras. Khi bị bắt trên đường vượt biên hồi tháng 3, em chỉ nghĩ đến nỗi thất vọng của người mẹ đang ở bang Maryland, Mỹ. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 9

Elizabeth đã gọi điện báo tin và thấy mẹ bật khóc. Em kể lại: “Cháu đã bảo mẹ đừng khóc, hai mẹ con sẽ gặp lại nhau thôi”. Ảnh: New York Times.

tre em di cu anh 10

Một trẻ em vui chơi trong sân vườn của cơ sở tạm trú Nohemi Alvarez Quillay. Cơ sở này nằm ở vùng Ciudad Juarez, do chính phủ Mexico quản lý và điều hành. Ảnh: New York Times.

Bên trong những băng đảng khét tiếng ở nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới

Trong hàng thập kỷ, nhiều người dân Guatemala tìm đường di cư đến Mỹ, bỏ lại những đứa trẻ khiến chúng tìm đến các băng đảng tội phạm như một cách để tự bảo vệ mình.

Chính sách nhập cư thời Trump ‘làm khó’ ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách nới lỏng chính sách nhập cư của người tiền nhiệm, trong bối cảnh biên giới phía nam đối mặt với làn sóng người di cư.

Vì 'giấc mơ Mỹ', 2 anh em đi bộ 2.400 km qua cung đường chết chóc

Nghèo đói do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng từ thảm hoạ thiên nhiên, khiến nhiều người đang đặt cược số phận vào con đường di cư tới Mỹ qua biên giới Mexico bất chấp nhiều hiểm họa.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm