Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Nói gì với em giữa biệt ly này?

“Tàu đêm ba mươi” nằm trong tập “Văn học vết thâm” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Bài thơ gợi lên những suy tư về thân phận con người và lịch sử, văn hóa.

Gửi D

Để chị dẫn em đi

mưa đêm nay sao nhiều em nhỉ

đường trơn, em vịn vào vai chị

một tiếng khóc thật khẽ

tiếng nứt cơ thể

thật khẽ thật khẽ

thật khẽ.

***

Em bịt mắt nhé

mình chơi trốn tìm

chị trốn đáy giếng

em rẽ nước suông

xua nắng em bước

cái dáng khổ gầy

bàn tay chị nhỏ

che làm sao đây?

***

Ngày mai em đi

chị tìm lông ngỗng

bới cuồng dấu chân

nơi đâu ẩn nấp?

***

Tàu đã chạy rồi

***

Biết nói gì với em

cơn gió tháng tám chặn ngang họng

biết nói gì với em?

Tho buon,  san ga biet ly anh 1

Tập thơ Văn học vết thâm của Nguyễn Thị Thúy Hạnh (Ảnh FB tác giả)

Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm

Một tập thơ không phải là một hợp tuyển của nhiều bài trong một khoảng thời gian sáng tác nhất định mà là một vệt, một dòng chảy, một nhịp điệu của tinh thần, trí tưởng, cảm xúc, mang tính chỉnh thể. Bài “Tàu đêm ba mươi” nằm trong tập thơ Văn học vết thâm của Nguyễn Thị Thúy Hạnh, dĩ nhiên, cần phải được đặt trong tính chỉnh thể đó mới có thể hình dung được toàn bộ ý niệm mà nó gợi lên.

Dẫu vậy, việc tách bài thơ khỏi chỉnh thể lại mang đến cho người đọc khoái cảm của việc nhìn ngắm, chiêm ngưỡng một mảnh vỡ, một vết xước, một nhói đau thầm lặng trong triền miên u uẩn.

Bài thơ “Tàu đêm ba mươi” có thể được tiếp cận như là một khoảnh khắc chia ly của “chị - em”. Khoảnh khắc thôi mà hàm chứa những ngày dài khuất mặt, những tháng năm rồi sẽ biệt tăm chim cá. Ý nghĩ đó làm hiện tại trở nên nặng nề, có phần u ám. Dường như, trong đôi mắt dõi theo và quay về đã dâng đầy nỗi bơ vơ mù tối.

Mở rộng hơn trường mĩ cảm của bài thơ, ta bất chợt bắt gặp những tín hiệu “lông ngỗng” trên phận người, trên thăng trầm dâu bể. Chị - Em hóa ra chỉ là sự phóng chiếu cái nhìn từ bề sâu của ý niệm “vết thâm” không bao giờ mờ được trên thân thể lịch sử và văn hóa.

Mưa Lĩnh Nam

Nguyễn Thị Thúy Hạnh sống và làm việc tại Hà Nội. Chị có một tập thơ gây sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình.

Mộng giai nhân

Bài thơ “Gương mặt em” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh dẫn người đọc vào giấc mộng để cảm nhận về một vẻ đẹp liêu trai, u buồn.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Bạn có thể quan tâm