Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi đau bên dòng Nậm Tông

“Vợ con em đã được an táng cẩn thận, nhưng hàng đêm em cứ nghe con gọi bố. Nó nói con lạnh lắm, không có áo quần mặc”, anh Lý Seo Thỏ chia sẻ về nỗi đau trong trận lũ ở Nậm Tông.

Đã vài ngày trời Tây Bắc ngớt mưa, nhưng dòng sông Chảy uốn theo con đường chính dẫn vào thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) - nơi xảy ra trận lũ quét làm 10 người chết, 8 người mất tích vẫn gầm gào như giận dữ. Hai bên đường, những vách núi “no nước” dựng đứng, với những vết nứt dài trên mái, nguy cơ sạt xuống bất cứ lúc nào không biết.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô tìm kiếm cứu nạn tại Nậm Tông. Ảnh: PV.
Nam Tong Lao Cai anh 1
Nam Tong Lao Cai anh 1

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô tìm kiếm cứu nạn tại Nậm Tông. Ảnh: PV.

Tại hiện trường nơi trận lũ quét đi qua, hàng trăm người, có cả công an, bộ đội người dân vẫn nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích. Phía trên bờ suối, rất đông người dân thôn Nậm Tông trầm ngâm, hướng đôi mắt vô hồn về bãi đất trắng xóa như “dải khăn tang”, ngóng tin người thân dưới lớp đất đá.

Ông Vừ A Sếnh (48 tuổi, thôn Nậm Tông) đôi mắt đỏ hoe, không ngớt nhìn về phía lực lượng đang tìm kiếm, bởi nơi đó, những người chết, mất tích đều là họ hàng với ông.

“Khi nghe tin, tôi chạy lên đường chính vào tìm người thân thì bị đất núi sạt lở không leo qua được, phải đi đường vòng mất 4 tiếng đồng hồ mới đến được đây. Khi đến nơi, tôi chứng kiến cảnh quá tang thương. Người bị thương kêu gào đau đớn, người chết nằm trên các phản kê tạm. Người còn sống gào khóc thảm thiết. Thực sự đau đớn thấu trời! Bao đời người dân sống ở đây, chưa bao giờ xảy ra cảnh khủng khiếp thế này”, ông Sếnh nói.

Người dân kể lại khoảng 13 giờ, ngày 10/9, bất ngờ trên đỉnh đồi xuất hiện tiếng ầm ầm như sấm rền, cùng tiếng đá đập vào nhau phát ra những tiếng nổ lớn. Chỉ vài giây, toàn bộ 10 nhà dân ven dòng suối Nậm Tông đã biến mất theo dòng nước lũ.

Nam Tong Lao Cai anh 2

Anh Lý A Thanh tìm người thân.

Cuốn ảnh cưới đẫm nước mắt

Ngồi một góc trong ngôi nhà của bố mẹ, Lý Seo Thỏ (thông Nậm Tông), trong tay vẫn ôm cuốn album ảnh cưới lấm lem bùn đất của vợ chồng, thi thoảng lại dở từng trang một, lấy ống tay áo lau nhẹ mảng bùn còn bám.

Thỏ hai hàng nước mắt với giọng nghẹn ngào: “Sáng nay, em vừa đào bới tìm được cuốn album ảnh cưới của vợ chồng. Đây là tài sản quý giá nhất của em bây giờ. Lũ quét đã cuốn đi tất cả!”.

Ngày hôm đó, Thỏ lên nương chăm sóc đàn dê. Hơn một giờ chiều, Thỏ về đến đầu dốc thì thấy nhà mình không còn ở đó nữa, chỉ còn ngôi nhà của bố nằm chỏng chơ giữa ngổn ngang đất đá. Biết vợ con gặp chuyện, Thỏ lao vút về nhà, người thân đã ùa ra giữ lại, báo tin dữ.

“Vợ và hai đứa con em, đứa hai tuổi, đứa sau mới hai tháng đang ngủ đã bị lũ cuốn mất”, người đàn ông không kìm được nước mắt.

“Vợ con em đã được an táng cẩn thận, nhưng hàng đêm em cứ nghe con gọi bố. Nó nói con lạnh lắm, không có áo quần mặc. Nỗi đau này sẽ bám theo tôi suốt đời và rất khó nguôi ngoai được”, Thỏ nói.

Cách đó vài trăm mét, anh Lý A Thanh (41 tuổi, thôn Nậm Tông) giữa trưa nắng vẫn đi dọc con suối, cầm gậy chọc xuống đất, cố tìm người thân trong lớp bùn dày. Anh cho hay, lũ đã cướp đi 13 người thân, nay mới tìm thấy 5 thi thể.

Còn anh Ma A Tình (48 tuổi), có bố mẹ, anh trai và cháu bị lũ cuốn trôi. Hiện nay, đã tìm được thi thể của bố mẹ anh , còn gia đình anh trai vẫn chưa biết nằm nơi đâu. Trong những ngày qua, anh vẫn quanh quẩn bên chiếc xe máy của gia đình bị vùi lấp trong đất. Anh có một niềm tin, thi thể anh chị và cháu anh vẫn nằm bên chiếc xe máy.

Nam Tong Lao Cai anh 3

Lý Seo Thỏ lật cuốn album ảnh cưới lau từng lớp bùn trên ảnh.

Tình người trong lũ

Từ khi xảy ra thảm họa, 100 đoàn viên, thanh niên xã Nậm Lúc và các xã lân cận đã không quản đường sá sạt lở, băng rừng vác lương thực, thực phẩm vào cho bà con Nậm Tông và lực lượng chức năng đang tìm kiếm cứu nạn.

Anh Thào Seo Bành (21 tuổi, thôn Nậm Tông) cho biết, sau khi tai họa ập tới, người dân lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”, không có lương thực, thực phẩm, nước uống phục vụ sinh hoạt... Biết tin các nhà hảo tâm vận chuyển nhu yếu phẩm ủng hộ đồng bào mình, Bành đã đi bộ ra trung tâm xã và tình nguyện vận chuyển hàng hóa vào cho dân.

“Tôi rất đau đớn khi lũ quét đã làm 10 người chết, 8 người mất tích. Trong số những người chết và mất tích có anh, em, cháu của tôi. Khi xảy ra lũ quét, tôi đã gọi điện cho xã, nhưng lúc này không có sóng điện thoại. Tất cả tuyến đường chính từ thôn ra đến UBND xã Nậm Lúc bị sạt lở hoàn toàn. Tôi phải chạy bộ băng rừng mới tới được UBND xã để báo cáo tình hình và 17h thì cơ quan chức năng mới có mặt, tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả. Chiều 11/9, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô có mặt tìm kiếm cứu nạn”.

Ông Lý A Hải, Trưởng thôn Nậm Tông

“Những ngày đầu xảy ra lũ quét, đường vào Nậm Tông bị tắc, xe máy không đi được, chúng em phải đi bộ khoảng 7 tiếng đồng hồ, men sườn núi hơn 10 km đưa hàng vào cho người dân. Mỗi ngày em đi hai chuyến, gùi được khoảng 20 kg hàng hóa. Kết thúc một ngày đi bộ gần 30 km, khi về đến nhà em lăn ra ngủ, đôi chân rã rời. Nhưng vì người dân gặp hoạn nạn, sáng sớm em lại cố dậy sớm, tiếp tục ra trung tâm xã gùi hàng vào Nậm Tông”, Thào Seo Bành tâm sự.

Lý Seo Mô (29 tuổi) cũng tự nguyện cùng đoàn thanh niên thôn nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa cho người dân. Mô kể, những ngày đầu núi lở, đường giao thông không đi được, các em phải men theo núi vận chuyển hàng vào cho bà con.

“Những hôm đầu đi dưới các ngọn đồi, khi nhìn lên thấy núi nứt toác, có nguy cơ sạt lở nuốt chửng, chúng em rất sợ. Nhưng vì sự sống của bà con, em cố gắng vận chuyển hàng vào thôn càng nhiều, càng tốt để mọi người không bị đói khát”, Mô cho hay.

Trong hoạn nạn, ở Nậm Tông đã xuất hiện những người không quản đến an toàn tính mạng bản thân, liều mình vượt qua nước lũ cứu người khác. Anh Xòng Xeo Vũ (29 tuổi) đã cứu được 5 người trong cơn lũ quét. Hôm đó, anh Vũ cùng một số họ hàng sang nhà anh trai bắt cá chạy lũ.

Khi đang đứng giữa sân chia cá cho từng nhà, anh nghe tiếng ầm ầm từ trên cao, ngước nhìn về phía thôn, một cột bùn đất như thác đổ cuốn trôi nhiều nhà cửa, trong đó có nhà của anh. Vội vã chạy về thấy con đang mắc kẹt ở bụi tre gần bờ, anh lao ra cứu con an toàn.

Đưa được con lên bờ, anh thấy bờ bên có 5 người mắc kẹt, đang kêu thất thanh. Lúc này anh không quản nguy hiểm xông ra giữa dòng nước xiết đưa họ vào an toàn. “Lúc đó, nước lũ có thể tiếp tục ập xuống, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng thời khắc như vậy, mình không nghĩ nhiều, mà chỉ biết cứu người là trên hết”, anh Vũ chia sẻ.

Hiện trường tìm kiếm vụ sát lở ở Nguyên Bình, Cao Bằng
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Video sẽ chạy sau3
Hiện trường tìm kiếm vụ sát lở ở Nguyên Bình, Cao Bằng Hiện trường tìm kiếm vụ sạt lở khiến 11 người tử vong ở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Bài liên quan

https://tienphong.vn/noi-dau-ben-dong-nam-tong-post1673741.tpo

Viết Hà - Phạm Trường/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm