Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tác giả là bác sĩ

Trần Quốc Khánh, Lê Văn Đạt Nhân hay Nguyễn Thục Nữ là những bác sĩ trẻ viết sách trong thời gian gần đây.

Dựa trên kinh nghiệm hành nghề của mình, một số y, bác sĩ đã viết nên những cuốn sách kể về câu chuyện nghề, đồng thời cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho độc giả.

Khoác chiếc áo blouse và bận rộn với công việc ở bệnh viện nhưng những cây viết ấy vẫn dành tình yêu cho sách và mong muốn tự tạo nên tác phẩm cho riêng mình.

Bac si viet sach anh 1

Bộ sách gồm hai cuốn của bác sĩ Trần Quốc Khánh. Ảnh: Thu Huệ.

Viết để truyền cảm hứng

Gây tiếng vang trong thời gian qua, bác sĩ trẻ Trần Quốc Khánh được nhiều bạn đọc yêu mến gọi tên “bác sĩ nghìn like”, “bác sĩ quốc dân” vì thường xuyên chia sẻ thông tin y khoa bổ ích và lan tỏa năng lượng tích cực trên mạng xã hội.

Hơn 10 năm hành nghề y, bác sĩ Khánh luôn trăn trở bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Anh đặt bút viết hai cuốn sách Nơi ánh sáng không bao giờ tắtBác sĩ tốt nhất của nhà mình. Bộ sách đã tạo nên “hiệu ứng xuất bản” khi chỉ sau 3 ngày giới thiệu trên trang cá nhân mạng xã hội, dù chưa phát hành chính thức, hơn 1.000 bộ bìa ứng đã được độc giả đặt mua.

Trong sách, tác giả kể những câu chuyện cảm động về trải nghiệm cuộc đời, tâm tư, tình cảm và hàng loạt phương pháp chăm sóc sức khỏe thường thức. Đối với anh, viết sách vừa là để ghi chép, vừa truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua từng trang sách, độc giả có thêm cơ hội để “nội soi” sức khỏe của bản thân.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Zing, bác sĩ Trần Quốc Khánh cho biết anh lớn lên ở một vùng quê nghèo. Suốt chặng đường thăm khám, phẫu thuật cứu người, anh chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm.

“Những câu chuyện ấy, tôi muốn chia sẻ để mọi người thêm nâng niu, trân trọng cuộc sống, sinh mạng của mình. Nhìn vào nhiều mảnh đời, ta sẽ thấy cuộc sống của mình vẫn tốt hơn họ, từ đó, sống chậm lại, yêu thương bản thân và mọi người nhiều hơn. Tôi tin cuốn sách sẽ chạm đến trái tim người đọc”, bác sĩ Khánh chia sẻ.

Theo anh, muốn viết sách, không chỉ cần kiến thức, trải nghiệm, mà đòi hỏi phải có vốn từ, khả năng diễn đạt, hồi tưởng và liên kết. Điều đó bắt buộc anh phải đọc nhiều sách, tìm hiểu và tạo ra cách diễn đạt ngôn từ cho riêng mình.

Bac si viet sach anh 2

Cuốn sách Sài Gòn chọn nhớ những điều thương chứa các bài viết của một số bác sĩ. Ảnh: Thu Huệ.

Ghi chép trải nghiệm cá nhân

Đợt bùng dịch lần thứ tư là ký ức khó quên đối với những ai đã chứng kiến hoặc trực tiếp trải qua. Những câu chuyện, bài học đáng nhớ được kể qua góc nhìn của những y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Cuốn sách Sài Gòn chọn nhớ những điều thương tập hợp 26 bài viết của 25 cây bút mà ở đó có sự “góp chữ” của một số “chiến sĩ áo trắng” như: Nguyễn Minh Hảo Hớn (bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM), Dương Minh Tuấn (bác sĩ tình nguyện tại Bệnh viện dã chiến quận 10, TP.HCM), Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)…

Mỗi bài viết chất chứa lời tâm sự, sẻ chia và cả niềm hy vọng của những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse xung phong ra tuyến đầu. Tất cả ghép lại thành bức tranh đáng nhớ về giai đoạn cả thành phố chiến đấu với dịch bệnh.

Trong sách, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn kể anh phải đảm nhận vai trò bác sĩ phẫu thuật và hồi sức cấp cứu cùng một lúc. Vất vả, áp lực gánh trên đôi vai, nhưng “khi anh em đã vào khu điều trị Covid-19 đều quyết tâm và đồng lòng gắn kết thành một đội, phải hết mình hỗ trợ lẫn nhau, giành lấy từng hơi thở cho người bệnh”.

Đối với anh, cảm xúc khi trao tờ giấy chứng nhận khỏi bệnh cho các F0 cũng thật đặc biệt, người bệnh vui mừng mà bác sĩ cũng hạnh phúc không kém.

“Những cái vẫy tay tạm biệt nhau khiến mọi người đều xúc động vì đã cùng nhau đi qua những thời khắc không thể nào quên trong cuộc đời”, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn viết.

Bac si viet sach anh 3

Sách Phương pháp học tuyệt chiêu được viết bởi hai bác sĩ trẻ. Ảnh: Thu Huệ.

Chia sẻ phương pháp học

Bác sĩ Lê Văn Đạt Nhân từng tu nghiệp chuyên khoa Chăm sóc giảm nhẹ Đại học Y khoa Harvard (Mỹ), là giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược và giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Anh cùng nữ bác sĩ Nguyễn Thục Nữ (tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) viết cuốn Phương pháp học tuyệt chiêu.

Tiếp nhận được phương pháp nhớ nhanh từ một người thầy truyền dạy, bác sĩ Lê Văn Đạt Nhân mong muốn thông qua cuốn sách này, có thể chia sẻ với bạn đọc bí quyết để việc học trở nên đơn giản, mang lại nhiều niềm vui hơn.

“Tôi mong các chương trong sách sẽ là nguồn tham khảo cho các bạn đang trăn trở tìm cho mình phương pháp học phù hợp”, tác giả viết.

Cuốn sách như cẩm nang nhỏ, gồm những bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, đi kèm ví dụ minh họa. Ở chương đầu tiên, bác sĩ Lê Văn Đạt Nhân chia sẻ “các phương pháp học và hành tổng quát”. Đến chương thứ hai, bác sĩ Nguyễn Thục Nữ bật mí bí quyết đọc sách nhanh và nhớ lâu.

“Điểm mấu chốt của cuốn sách này chính là do bạn quyết định. Không phải chỉ đọc thôi là đủ, đó chỉ là bước khởi đầu. Muốn sử dụng thành thạo và tìm ra phương pháp phù hợp bản thân, bạn phải kiên trì tập luyện. Tập luyện chính là thứ quyết định thành công”, tác giả Thục Nữ chia sẻ.

Tiếp đến, “các phương pháp học và hành trong tiếng Anh” và “các phương pháp học và hành trong y khoa” là hai chủ đề chính được bác sĩ Nhân nêu trong chương 3 và 4.

Dựa trên hiểu biết cá nhân cùng kinh nghiệm thực hành nghề y, hai tác giả trẻ cung cấp cho độc giả các kỹ thuật ghi nhớ và dung nạp kiến thức dưới góc nhìn khoa học.

Bác sĩ tuyến đầu kể chuyện chống Covid-19 ở TP.HCM

Bác sĩ Lê Minh Khôi viết về những đồng nghiệp, đồng đội của mình khi tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 thời gian qua.

Bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, nhà văn ‘tác chiến’ bằng ngòi bút

Theo tác giả “Người ở bến sông Châu”, trong đại dịch Covid-19, bác sĩ ở tuyến đầu, còn nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn cổ vũ chống dịch, viết về giá trị nhân bản.

Nhan cach 'oc muon hon

Nhân cách 'ốc mượn hồn" là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Thu Huệ

Bạn có thể quan tâm