Dân Đức viết lời chào đón, mang đồ ăn, nước tới ga để đón người tị nạn khi họ vừa kết thúc hành trình vượt đường xa tới miền đất hứa.
Người đàn ông cầm tấm bìa có dòng chữ "Welcome/Willkommen" để chào đón người di cư ở thị trấn Saalfeld, Đức. Ngày 6/9, khoảng 3.000 người đã cập bến Đức trong khi nhiều đoàn khác đang trên hành trình tới quốc gia châu Âu này. Ảnh: Channel News Asia
Dân Đức tặng khăn cho đoàn đến từ Syria để họ giữ ấm. Nhiều người từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi rời quê hương để đến với Tây Âu với hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều người châu Âu lo ngại dòng người tị nạn có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người chạy trốn bất ổn có thể bổ sung vào nguồn nhân lực cho các quốc gia châu Âu, nơi tỷ lệ sinh thấp và dân số già. Ảnh: Reuters
Dòng chữ "Chào đón người tị nạn" tại nhà ga thành phố Frankfurt đêm 5/9. Những người di cư đã vượt đoạn đường dài, nguy hiểm để thực hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. Ảnh: Reuters
Người Frankfurt cầm túi thức ăn chào đón dòng người từ Syria, Iran, Iraq, Lybia... Nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Áo tuyên bố tiếp nhận người di cư. Ảnh: EPA
Những nhà hảo tâm mang giày, dép, đồ dùng tới ga Frankfurt tặng người mới đến. Ảnh: Reuters
Nước và tấm biển chào đón những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực. Ảnh: EPA
Em bé Đức đón người tị nạn. Ảnh: Twitter
Người di cư cảm ơn Đức đã tiếp nhận họ. Ảnh: Channel News Asia
Nhiều nhà báo và chuyên gia nhân quyền quốc tế khẳng định những chính sách sai lầm của Mỹ và NATO là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn đang làm rối loạn châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu chia rẽ vì áp lực khủng hoảng người tị nạn từ nhiều tháng qua, nhưng tấm ảnh bé trai Syria như "giọt nước tràn ly", buộc họ phải hành động khẩn trương.
Giáo hoàng Francis hôm 6/9 đích thân kêu gọi giáo xứ và cộng đồng tôn giáo ở châu Âu hỗ trợ các gia đình người tị nạn như một nghĩa cử thể hiện tình đoàn kết.