Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguồn gốc cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu

Nhiều nhà báo và chuyên gia nhân quyền quốc tế khẳng định những chính sách sai lầm của Mỹ và NATO là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn đang làm rối loạn châu Âu.

 Người tị nạn bị Hải quân Libya bắt giữ ở thành phố cảng Tripoli. Ảnh: Reuters

Trong những ngày qua, cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu là chủ đề gây tranh cãi trong giới truyền thông châu Âu và Mỹ. Báo chí Mỹ chỉ trích “các sai lầm chính sách” của Liên minh châu Âu (EU) khiến khủng hoảng thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, rất ít bài viết giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm nghìn người dân các nước Trung Đông như Syria, Iraq, Libya... liều chết vượt Địa Trung Hải để tới châu Âu.

“Những gì mà chúng ta cần nói đến là chính sách của Mỹ và NATO, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn”, nhà báo, blogger nổi tiếng người Iceland Danielle Ryan khẳng định trên trang Russia Insider.

Đó không phải tiếng nói lẻ loi. Không ít chuyên gia lên tiếng kêu gọi Mỹ và NATO thẳng thắn nhận trách nhiệm vì đã trực tiếp và gián tiếp gây rối loạn ở Syria, Libya và Iraq khiến khủng hoảng tị nạn bùng nổ.

Vì sao châu Âu chia rẽ trước làn sóng người tị nạn?

Các nhà lãnh đạo châu Âu chia rẽ vì áp lực khủng hoảng người tị nạn từ nhiều tháng qua, nhưng tấm ảnh bé trai Syria như "giọt nước tràn ly", buộc họ phải hành động khẩn trương.

“Tâm chấn buôn người”

Tạp chí Foreign Policy từng mô tả Libya chính là “tâm chấn” của cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu, bởi phần lớn người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đều đổ tới “quốc gia trung chuyển” này trước khi vượt Địa Trung Hải tới châu Âu.

Cực tây của bờ biển Libya chỉ cách đảo Lampedusa của Italy khoảng 466 km. Sau khi NATO can thiệp quân sự tại Libya, lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi hồi năm 2011, quốc gia Bắc Phi này rơi vào hỗn loạn. Một trong những hậu quả là nạn buôn người bùng nổ.

Trên báo Philadelphia Daily News, nhà phân tích Will Bunch chỉ trích Mỹ và NATO quá vội vàng lật đổ ông Gaddafi mà không tính đến một chiến lược đối phó với sự hỗn loạn sau đó.

Từ năm 2011, hàng loạt tổ chức quân sự nổi lên ở Libya, xung đột triền miên. Đó là môi trường lý tưởng để các băng nhóm buôn người hoạt động.

Trên thực tế, khi ông Gaddafi còn tại vị, các nước châu Âu đạt một số thỏa thuận với Libya về việc siết chặt kiểm soát di cư từ bờ biển quốc gia này. Nhưng tất cả thỏa thuận này đều sụp đổ sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ.

Trước năm 2011, mỗi năm dưới 20.000 người vượt biển sang châu Âu từ bờ biển Libya. Trong năm 2011, con số này tăng vọt lên hơn 63.000 người và đến nay đã lên tới hàng trăm nghìn.

Báo Irish Times dẫn lời một số tội phạm buôn người ở Libya tiết lộ dưới chế độ Gaddafi, chi phí để một người tị nạn vượt Địa Trung Hải từ bờ biển Libya tới Lampedusa lên đến 5.000 USD. Nguyên nhân do các băng đảng buôn người còn phải tung tiền hối lộ hoặc tránh né lực lượng an ninh Libya.

Khi đó, người tị nạn không thể chịu mức giá quá cao. Nhưng hiện nay mức giá này đã giảm xuống khoảng 900 USD. Trả lời phỏng vấn Press TV, luật sư nhân quyền Canada Edward Corrigan nhấn mạnh trong quá khứ Libya là quốc gia khá thịnh vượng. Nhưng khi ông Gaddafi bị phương Tây lật đổ, đất nước Bắc Phi rơi vào hỗn loạn, người dân phải ra đi trong khi dân di cư các xứ khác cũng đổ về Libya để đến châu Âu. “Tình trạng bạo loạn tại Libya là sản phẩm của phương Tây”, ông Corrigan khẳng định.

Ký ức kinh hoàng của người tị nạn vượt biển

"Khi nước tràn vào thuyền, mọi người đều la hét, trẻ em khóc. Tôi thấy tử thần đang tới và tất cả sắp chết đuối", một người di cư Iraq kể lại chuyến vượt biển nguy hiểm.

Lỗi tại ông Bush

Theo ước tính của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNOHCR), người tị nạn từ Syria chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người Trung Đông và châu Phi vượt biển vào châu Âu.

Gia đình bé trai 3 tuổi Alyan Kurdi chết thảm trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ từng chạy trốn bom đạn ở nhiều nơi tại Syria trước khi quyết định vượt biển tới Hy Lạp.

Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là một trong những đối tượng chủ yếu gây thảm cảnh bạo lực đẫm máu tại Syria. Và giới chuyên gia quốc tế khẳng định chính cựu tổng thống Mỹ George W. Bush gián tiếp tạo ra IS.

Năm 2003, với các bằng chứng ngụy tạo về “vũ khí hủy diệt hàng loạt” của chế độ Saddam Hussein, ông Bush ra lệnh tấn công Iraq. Vài ngày sau khi lật đổ chính quyền Saddam, chính quyền Bush quyết định giải thể quân đội Iraq dù trước đó nhiều tướng lĩnh Baghdad tỏ ý muốn hợp tác với quân đội Mỹ.

Ít nhất 250.000 binh sĩ quân đội Iraq rơi vào cảnh thất nghiệp. Các bằng chứng cho thấy vô số cựu binh Iraq tham gia chiến dịch nổi dậy chống Mỹ đẫm máu. Al-Qaeda tại Iraq với cái tên Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) là lực lượng nổi dậy hoạt động dữ dội và tàn bạo nhất.

Năm 2011, khi nội chiến ở Syria nổ ra, ISI mở rộng hoạt động ở Syria và chỉ sau vài tháng đã trỗi dậy thành một thế lực mạnh mẽ. Năm 2013, ISI chính thức trở thành Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) rồi đổi tên thành IS như hiện nay. Điều tra cho thấy hàng loạt tướng lĩnh dưới thời Saddam là thủ lĩnh cấp cao của IS.

Với những quyết định sai lầm chết người, chính quyền Bush đã gây ra hỗn loạn, chết chóc từ Iraq tới Syria. Và giờ đây người dân Syria và Iraq ùn ùn đi tị nạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng chỉ trích các chính sách của Mỹ ở Trung Đông chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tị nạn. Thế nhưng, đến nay Mỹ mới chỉ tiếp nhận chưa đầy 900 người tị nạn Syria.

Lối thoát nào cho khủng hoảng nhập cư châu Âu?

Thống nhất về chỉ tiêu tị nạn hoặc thành lập trung tâm xử lý ở châu Phi và Trung Đông là các cách giúp hạ nhiệt khủng hoảng nhập cư châu Âu.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150907/nguon-goc-cuoc-khung-hoang-ti-nan-o-chau-au/964740.html

Theo Hiếu Trung/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm