Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều chuyến bay không thể tránh các vùng chiến sự

Lộ trình bay của nhiều hãng hàng không vẫn phải đi qua các vùng chiến sự nguy hiểm trên thế giới do việc thay đổi sẽ không đảm bảo thời gian của mỗi chuyến bay.

Có lẽ hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines (MAS) hôm 17/7 không thể biết rằng họ sắp bay qua một trong số những vùng chiến sự ác liệt nhất trên thế giới hiện nay. 

Máy bay của MAS đã bị bắn hạ ở độ cao 10.060 m khi bay qua miền đông Ukraina. Toàn bộ 298 người trên máy bay đã tử nạn. Tuy nhiên, đây không phải là chuyến duy nhất bay qua khu vực hành lang và không phận Ukraina trong ngày hôm đó. 

Hàng trăm chuyến bay đi qua các điểm nóng xung đột quân sự trên thế giới. Ảnh: CNN
Hàng trăm chuyến bay đi qua các điểm nóng xung đột quân sự trên thế giới. Ảnh: FAA

Sau khi MH17 gặp nạn, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) yêu cầu các hãng hàng không Mỹ dừng việc khai thác các chuyến bay qua không phận Ukraina. Trước đó, danh sách không phận giới hạn bay dành cho các hãng hàng không Mỹ gồm các khu vực như Crimea, Triều Tiên, Ethiopia, Libya và Somalia. 

FAA cũng cấm các chuyến bay từ Mỹ bay qua không phận Israel trong vòng 24 giờ sau khi một quả tên lửa từ dải Gaza rơi vào khu vực sân bay quốc tế Ben Gurion ở thành phố Tel Aviv hôm 22/7.

Syria và Afghanistan cũng lọt vào danh sách các vùng nguy hiểm trên thế giới do FAA lo ngại về các mối đe dọa như tên lửa hay các loại vũ khí hạng nhẹ tại hai quốc gia này. Tuy nhiên, theo FFA, các hãng hàng không vẫn có thể cho phép phi cơ của họ bay qua các khu vực cảnh báo nếu họ muốn.

Trong nhiều khu vực khác, gồm những nơi tình trạng bạo lực chỉ diễn ra dưới mặt đất, FAA ban lệnh giới hạn độ cao mà máy bay Mỹ có thể đi qua. Ví dụ, tại Iraq, các máy bay Mỹ có thể bay ở độ cao trên 6.000 m.

Hàng trăm chuyến bay có lộ trình qua Iraq, nơi tình trạng giao tranh giữa quân chính phủ và nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIL) đang diễn ra phức tạp. Mỗi ngày, chuyến bay số 7 của hãng hàng không American Airlines phải bay qua vùng chiến sự Iraq trong lộ trình từ thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tới bang Atlanta, Mỹ. Hay như chuyến số 82 của hãng này vẫn bay qua không phận Afghanistan với lộ trình từ thành phố Newark, bang New Jersey, Mỹ đến thành phố New Delhi, Ấn Độ.

Theo CNN, việc thay đổi lộ trình sẽ không đảm bảo thời gian của mỗi chuyến bay.

"Các hãng hàng không luôn phải đưa ra quyết định về việc có nên khai thác các chuyến bay qua những vùng không an toàn hay không", ông Tony Tyler, giám đốc điều hành của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết.

Les Abend, phi công Boeing 777 kiêm nhà phân tích hàng không, cho biết, các cơ trưởng và nhân viên điều phối luôn họp bàn trước mỗi chuyến bay.

"Chúng tôi có một quá trình bàn bạc với nhân viên điều phối. Họ giữ nhiều thông tin mà tôi không rõ. Các cơ trưởng nhận thông tin trong điện văn thông báo hàng không. Nếu sự cố xảy ra trong khi bay, chúng tôi chỉ có thể trao đổi qua điện thoại", Abend nói.

Độ cao giới hạn tối đa về không phận mà Ukraina đưa ra là 9.700 m. Máy bay của Malaysia đã đảm bảo mức giới hạn an toàn này khi bay ở độ cao 10.060 m..

"Thông tin về các mối đe dọa sẽ do trạm kiểm soát không lưu và các chính phủ cung cấp", Abend nói trong một bài trả lời phóng vấn nhằm lý giải tại sao dư luận không nên đổ lỗi cho Malaysia Airlines sau vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua.

'Đừng đổ lỗi cho Malaysia Airlines'

Cơ trưởng của một phi cơ Boeing 777 kiêm cố vấn của tạp chí hàng không bảo vệ hãng hàng không quốc gia Malaysia trong thảm kịch MH17.

MH17 bay qua vùng chiến sự để tiết kiệm chi phí

Nếu bay theo một hành trình khác để tránh vùng chiến sự ở miền đông Ukraina, MH17 có thể sẽ phải tốn thêm 66 USD cho mỗi hành khách.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm