Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản tiếp tục can thiệp tiền tệ để 'cứu' giá đồng yen

Giới chức Nhật Bản tiếp tục có động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn đà trượt giá của đồng yen.

BOJ được cho đã phải can thiệp thêm 13 tỷ USD để nâng giá đồng nội tệ. Ảnh: WSJ.

Dữ liệu mới công bố cho thấy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã can thiệp vào thị trường tiền tệ trong 2 ngày giao dịch liên tiếp vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước, trong bối cảnh mối quan ngại ngày càng tăng giữa các cơ quan quản lý tiền tệ Nhật Bản về việc đồng yen liên tục mất giá.

Dữ liệu về số dư tài khoản vãng lai tại BOJ được công bố vào thứ Ba (16/7) cho thấy dự kiến có một đợt rút tiền mặt khoảng 2.740 tỷ yen (khoảng 17,3 tỷ USD) ra khỏi hệ thống tài chính nước này xảy vào hôm nay (17/7) liên quan đến nhiều giao dịch khác nhau của chính phủ. Dự báo trước đó đưa ra cho đợt can thiệp này là khoảng 600 tỷ yen (3,8 tỷ USD).

Khoảng cách đáng kể giữa số tiền dự báo và số tiền thực tế cho thấy đã phát sinh những giao dịch không lường trước, khoảng hơn 2.000 tỷ yen (12,8 tỷ USD), chẳng hạn như việc can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Yosuke Takahama, Giám đốc điều hành tại Central Tanshi, một công ty môi giới thị trường tiền tệ nói với Nikkei Asia rằng dữ liệu cho thấy khả năng BOJ mua đồng nội tệ với giá trị khoảng 2.000 tỷ yen đã xảy ra vào thứ Sáu tuần trước.

Vào thứ Sáu, đồng yen đã tăng vọt lên mức 157,3 yen/USD, mức cao nhất trong 3 tuần. Giới tài chính nhận định Bộ Tài chính Nhật Bản đã tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ thông qua BOJ.

“Bằng cách liên tục tham gia thị trường, Bộ Tài chính Nhật Bản dường như muốn thể hiện quyết tâm ngăn chặn việc đồng yen tiếp tục trượt giá", Yujiro Goto, chiến lược gia tiền tệ tại Nomura cho biết.

Đầu tháng này, đồng yen đã chạm mức 161,94 yen/USD, thấp nhất kể từ tháng 12/1986, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ không thể thu hẹp sớm.

Các nhà đầu tư đang chú ý đến động thái tiếp theo của BOJ khi ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp về chính sách tiền tệ vào 2 ngày 30-31/7. Trong đó, BOJ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chính sách giảm lượng trái phiếu đang nắm giữ.

Nhà đầu tư hiện chia rẽ về việc liệu BOJ có tăng lãi suất trong cuộc họp hay không. Một số người cho rằng sự phục hồi của đồng yen sẽ làm giảm áp lực buộc BOJ phải thực hiện hành động thắt chặt hơn nữa.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới vô cùng quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri Thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.

Người Nhật sắp nhận 200 tỷ đồng từ chủ thương hiệu Wonderfarm

Với tỷ lệ cổ tức 24% bằng tiền, Interfood sẽ trả cho cổ đông nước ngoài Kirin Holdings Singapore Pte. Ltd (công ty con của Tập đoàn Kirin Nhật Bản) khoảng 200 tỷ đồng.

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản mở cửa cho trái bưởi, chanh leo Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản thúc đẩy xem xét, tiếp tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam vào nước này.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm tháng thứ 26 liên tiếp

Mức tăng lương cao nhất trong hơn 3 thập kỷ qua tại Nhật Bản vẫn chưa vượt qua được lạm phát. Vì vậy trong tháng 5, mức lương thực tế của người Nhật đã giảm 1,4% so với cùng kỳ.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm