Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nguyên Trưởng đoàn Việt Nam: 'Giành huy chương Olympic là phi thường'

Nguyên Vụ trưởng Thể thao Thành tích cao (Ủy ban TDTT) Nguyễn Hồng Minh chia sẻ tâm tư trước ngày Đoàn Việt Nam lên đường dự Olympic.

Bình luận

'Chua co co so dam bao huy chuong' anh 1

Ông Nguyễn Hồng Minh từng có nhiều năm làm công tác lãnh đạo trong ngành thể dục thể thao và nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại nhiều kỳ đại hội quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn cùng Zing, ông Nguyễn Hồng Minh chia sẻ tâm tư cũng như bày tỏ sự chia sẻ với các thành viên đoàn.

Khó khăn chưa từng có

- Xin chào ông Nguyễn Hồng Minh. Thời gian vừa qua, ông có theo dõi chuyển động của thể thao nước nhà không, thưa ông?

- Tôi vẫn theo dõi thông tin qua báo chí và từ anh em trong ngành. Tôi vẫn thường xuyên chia sẻ, truyện trò với đồng nghiệp cũ, các nhà quản lý và cả VĐV.

- Sắp tới, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ tranh tài tại Olympic Tokyo 2020. Theo ông, chúng ta đang gặp những vấn đề gì?

- Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Thế vận hội lần này đối mặt với khó khăn khách quan cực kỳ lớn, không dễ gì có thể khắc phục mà chỉ còn cách chấp nhận với nó, đó là những ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Với đội ngũ VĐV, từ đầu năm 2020 đến nay, họ tập luyện và thi đấu trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Lịch thi đấu quốc gia bị xáo trộn, thay đổi. Các giải quốc tế hầu hết bị hoãn, hủy. Họ không được tham dự vòng loại tích điểm tới Olympics như thông lệ.

Trong thể thao, tập luyện và thi đấu đi đôi với nhau. Các VĐV gặp cản trở lớn khi không được thi đấu cọ xát. Từ đó, thành tích khó có thể tốt trong các cuộc thi, chưa nói đến Olympics.

- Ông có thể phân tích sâu hơn, những vấn đề nói trên ảnh hưởng như thế nào?

- Thành tích trong thể thao được cấu thành từ huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và cả tâm lý. Trong bối cảnh dịch bệnh, tất cả đều bị ảnh hưởng. Lớn nhất trong số đó là tâm lý. Họ bị bức xúc vì không được tập luyện, không được thi đấu, cọ xát. Điều đó gây ảnh hưởng ở tất cả môn thể thao, từ phong trào cho đến thành tích cao.

Chúng ta phải thừa nhận những khó khăn ấy làm giảm đi hiệu quả của việc đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ thể thao, ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Những nước có nền tảng, truyền thống thể thao vững mạnh chịu ảnh hưởng ít hơn. Với chúng ta, khi điều kiện và cơ sở phát triển thể thao thành tích cao chưa ở đỉnh cao ổn định và không có tính bền vững, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.

'Chua co co so dam bao huy chuong' anh 2

Đoàn thể thao Việt Nam tổ chức lễ xuất quân hôm 13/7. Ảnh: Bùi Lượng.

- Thế còn ở bậc quản lý thì sao, thưa ông?

- Đó cũng là điều thứ hai tôi muốn nhắc đến. Những nhà quản lý, huấn luyện, chuyên gia làm công tác đào tạo cũng đang nỗ lực xoay xở. Tất cả đều là đối tượng tác động của đại dịch.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới các cơ sở đào tạo từ trung ương tới địa phương, ở các tỉnh, thành, ngành. Thay vì căng mình cho thể thao, giờ đây mọi người căng mình chống dịch.

Các nhà tổ chức Olympic, gồm Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và chủ nhà Nhật Bản, cũng chịu ảnh hưởng khắc nghiệt. Quyết định tổ chức vấp phải 2 luồng quan điểm trái chiều là ủng hộ và phản đối. Quyết định tổ chức một kỳ Olympic hay không thuộc về IOC và họ vẫn kiên trì, cố gắng bảo vệ quan điểm “tổ chức Olympic trong điều kiện khó khăn”.

- Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của xã hội và thể thao không ngoại trừ. Nhiều giải đấu quốc tế phải tổ chức theo "hình thức bong bóng", tức là những người tham gia gần như cách ly với xã hội bên ngoài và mọi hoạt động trong thời gian diễn ra giải đấu đều khép kín. Điều này ảnh hưởng thế nào tới VĐV, thưa ông?

- Khởi phát của phong trào Olympic là nơi để các nước tăng cường mối quan hệ, xây dựng tình hữu nghị, nói lên tầm ảnh hưởng của thể thao với xã hội và ca ngợi những thành tựu. Khán giả không vào sân làm mất đi nguồn cảm hứng thi đấu của các VĐV. Các cuộc thi không còn ý nghĩa như vốn dĩ nữa.

Thời thế, bối cảnh dịch bệnh gây trở ngại lớn đến một sự kiện mà nếu tổ chức trong điều kiên bình thường thì rất vĩ đại ấy, buộc chúng ta phải có cái nhìn khác hơn.

- Cái nhìn khác hơn, cụ thể là gì, thưa ông?

- Rõ ràng là dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của phong trào Olympic. Khó khăn về khách quan là rất lớn và không dễ gì khắc phục. Những khó khăn ấy không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn cầu.

Trạng thái tâm lý của VĐV bị ảnh hưởng, thành tích tập luyện không đảm bảo. Nếu chúng ta đặt các sự kiện, chủ trương và những quyết định vĩ mô trong bối cảnh dịch bệnh như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn chia sẻ hơn với những người làm nghề.

Khi đến với Olympic các thành viên của Đoàn Thể thao Việt Nam chắc chắn đã lường trước những khó khăn. Thực tế chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều so với việc hình dung. Tôi cho rằng các cấp lãnh đạo cũng hiểu rõ những điều đó, nên không giao chỉ tiêu cụ thể về thành tích mà chỉ nói là cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo.

Các đoàn tới làng VĐV đều phải kiểm tra sức khỏe, cách ly, ở biệt lập, không giao tiếp với người ngoài. Khi thi đấu, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ đồng đội, đối thủ... những người tiếp xúc. Nếu có trường hợp dương tính, thì tình hình sẽ ra sao, không ai có thể trả lời được.

Ai cũng nghĩ tới thành tích

- Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020 với 18 VĐV ở 11 môn thể thao. Ông đánh giá về con số này ra sao?

- Tôi nghĩ cần hoan nghênh các VĐV đã vượt qua vòng loại, trong điều kiện khó khăn như vừa qua. Họ vẫn giành thành tích xuất sắc, như trường hợp của Nguyễn Huy Hoàng (bơi). Đua thuyền, trong điều kiện khó khăn, bất ổn nhưng vẫn đạt tới trình độ vô địch châu Á. Đó là những sự nỗ lực rất lớn.

Thời điểm tôi còn làm việc, suất dự Olympic của TDDC có thể nói là một ước mơ. Sau 10-20 năm, họ góp mặt bằng việc đạt tiêu chuẩn chính thức. Bên cạnh đó, tôi cũng tiếc cho nhiều VĐV vắng mặt mặt. Ở môn đấu kiếm, Vũ Thành An thừa sức tham gia nếu được dự đủ số lượng giải vòng loại.

Ở môn đấu kiếm, Vũ Thành An thừa sức tham gia nếu được dự đủ số lượng giải vòng loại.

Một số VĐV góp mặt thông qua suất mời, hoặc do điều kiện khách quan, khi các nước bạn vắng mặt (hoặc bị cấm thi đấu). Việc tính toán lại của các liên đoàn thể thao quốc tế cần đáp ứng yêu cầu thực tế, phải hạ thấp hệ thống đánh giá tới mức cho phép.

- Theo ông, ở các nội dung thi đấu, chúng ta có thể đặt kỳ vọng huy chương vào nội dung nào?

- Nếu nói hy vọng, chúng ta có thể có nhiều hy vọng. Từ góc nhìn của tôi, họ không giành được huy chương ở Olympic lần này là điều bình thường, bởi những vấn đề tôi nêu ở trên. Nếu VĐV giành huy chương, đó là điều phi thường. Bản chất của quy luật là phải giành những điều kiện tốt nhất để đạt kết quả tốt nhất. Trong điều kiện khó khăn như vậy mà vẫn đạt được kết quả tốt, thì rõ ràng là điều phi thường.

Hiện chưa có cơ sở đảm bảo cho việc VĐV giành huy chương Olympic sắp tới. Nhiều người đặt kỳ vọng vào cử tạ. Song, khi nhìn vào thành tích, VĐV của chúng ta mới chỉ dừng lại ở ngưỡng tranh chấp, trong top 4-5. Thành tích của mình còn kém người dẫn đầu ít nhất 2 kg, thậm chí tới 20 kg.

Trong những điều kiện như thế, việc giành huy chương chỉ là điều mong muốn. Họ không giành huy chương cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta nên chia sẻ và cảm thông chứ không có điều gì đáng trách móc, thất vọng.

'Chua co co so dam bao huy chuong' anh 3

Hoàng Xuân Vinh đang giữ HCV súng ngắn 10 m hơi nam Olympic. Ảnh: Getty.

- Vì sao lại vậy, thưa ông?

- Chúng ta có những VĐV nỗ lực, ý chí cao, vươn tầm quốc tế. Nhưng nền thể thao thành tích cao của chúng ta lại không ổn định. Chúng ta không có đủ lực lượng để có sự thay thế khi cần thiết. Một điểm nữa, những VĐV tới Olympic lần này đều là người xuất sắc, nhưng vì nhiều yếu tố khác nhau mà thành tích khó có thể ổn định được.

Cơ sở đảm bảo cho vị trí, kết quả tốt là nền tảng phát triển một cách ổn định của thể thao, chứ không chỉ là của một số cá nhân tiêu biểu.

Các nhà quản lý cấp cao đặc biệt thích thắng lợi phải là cấp số cộng. Nay giành một HCV, mai phải là 2, 3 thậm chí hơn. Nay đứng vị trí thứ 3, mai phải là thứ 2 rồi lên đứng đầu. Song, quy luật thể thao không có chuyện đó, bởi đây là cuộc cạnh tranh giữa các nền thể thao khác nhau. Cơ sở đảm bảo cho vị trí, kết quả tốt là nền tảng phát triển một cách ổn định của thể thao, chứ không chỉ là của một số cá nhân tiêu biểu.

Cá nhân là kết quả của một quá trình, nền tảng. Tức là, những cá nhân xuất sắc xuất hiện, duy trì thành tích... phải dựa trên nền tảng phát triển tốt, với điều kiện đầu tư đảm bảo cho điều đó. Nếu không có nền tảng, thành công có thể đến vì may mắn, khi đối thủ xuống tay hoặc đúng thời điểm chúng ta thăng hoa.

Hoàng Xuân Vinh trở thành người hùng ở Olympic Rio 2016. Anh giành HCV và HCB, điều chưa VĐV Việt Nam nào làm được. Nhưng chúng ta yêu cầu anh ấy làm lại một lần nữa là rất khó. Tôi hiểu những áp lực từ sự kỳ vọng đặt lên anh Vinh và các VĐV khác là rất lớn. Song, họ không đáng bị lên án, chỉ trích nếu không thể giành huy chương.

Họ được những sự kỳ vọng, nhưng ở đấu trường SEA Games hay Asian Games thì có thể, còn Olympic cao quá. Tất nhiên, vào sân thi đấu, ai cũng nỗ lực, cố gắng. Hơn ai hết, họ muốn chiến thắng. Song, chúng ta nên chọn góc nhìn đồng cảm thấu hiểu, tránh tình trạng thắng thì tung hô, thua thì vùi dập. Đó không phải là công bằng và thiếu tính nhân văn.

'Chua co co so dam bao huy chuong' anh 4
Toàn cảnh làng vận động viên tại Olympic 2020 Làng Olympic mở từ ngày 13/7 với hàng loạt quy định nhằm đảm bảo an toàn cho vận động viên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Lò đào tạo nhà vô địch Olympics ở Trung Quốc

Các trung tâm huấn luyện tài năng thể dục nhí ở Trung Quốc nổi tiếng với sự khắc nghiệt và "ám ảnh huy chương vàng".

Tay vợt Việt kiều khoác áo Ireland ở Olympics Tokyo

Nhat Nguyen, tay vợt Việt kiều, sẽ thi đấu cho Ireland ở nội dung cầu lông đơn nam tại Olympics Tokyo 2020 sắp tới.

Đỗ Hải

Bạn có thể quan tâm