Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Người Việt Nam sẽ không bao giờ cam chịu’

Dân tộc Việt luôn quyết tâm giành chính nghĩa nên họ sẽ không bao giờ cam chịu số phận mà Trung Quốc đang cố áp đặt, chuyên gia Nga quả quyết trên tờ báo Gazeta.ru.

Bài viết với nhan đề Người Việt Nam không bao giờ cam chịu với hơn 2.500 từ của nhà báo Vladimir Koriaghin phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm gần đây để khẳng định tính phi lý của Bắc Kinh đối với khu vực Biển Đông.

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Cuối thế kỷ 19, khi bị hỏi trách nhiệm về vụ hôi của sau một tai nạn tại Hoàng Sa, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa không phải lãnh thổ của nước này, theo Gazeta.

 

Ngoài ra, tác giả Kuriaghin còn trích dẫn ý kiến của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đông và quan hệ Trung Quốc – Việt Nam để lý giải về bản chất của những diễn biến và triển vọng giải quyết xung đột.

Chia sẻ quan điểm trên Gazeta.ru, ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức xã hội liên khu vực của các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho rằng: “Trách nhiệm về những gì đang diễn ra hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc, nước đã bắt đầu hạ đặt giàn khoan mà không tham khảo ý kiến và thỏa thuận với Việt Nam. Đây là hành động với tư thế của kẻ mạnh hơn coi thường lợi ích và chủ quyền của nước láng giềng”.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển gần giàn khoan trái phép HD-981. Ảnh: Reuters
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển gần giàn khoan trái phép Hải Dương-981. Ảnh: Reuters

Chuyên gia Nga nhấn mạnh, ông rất kính trọng người Trung Quốc, mẹ vợ ông sinh ra ở Cáp Nhĩ Tân và sống ở đó đến năm 1935. Bà đã kể nhiều về tính cần cù lao động và mối quan hệ tốt đẹp, kính trọng lẫn nhau của người Trung Quốc.

“Còn tôi biết người Việt Nam không phải nghe qua lời kể. Gần một năm tôi đã kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ Việt Nam giáng trả các cuộc tấn công của máy bay Mỹ. Cùng với đức tính hiền lành, tốt bụng, sự kính trọng và sự sẵn sàng giúp đỡ cả người hoàn toàn không quen biết, người Việt Nam còn nổi bật về tình đoàn kết, sự hy sinh quên mình, tương trợ lẫn nhau, ý chí quyết tâm giành chiến thắng”, Nikolai Kolesnik kể lại.

Theo ông, sự thật lịch sử là cờ của Việt Nam đã xuất hiện năm 1816 trên quần đảo Hoàng Sa còn Trung Quốc 70 năm sau mới tuyên bố về yêu sách của mình đối với các đảo này. “Tôi biết người Việt Nam, nên có thể cho rằng họ sẽ không bao giờ cam chịu với vai trò kẻ có số phận đau khổ  mà Trung Quốc đưa ra cho họ và sớm hay muộn người Việt Nam sẽ giành được sự công bằng lịch sử đối với việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa. Mọi mưu toan giải quyết sự tranh chấp lãnh thổ này bằng vũ lực chỉ là con đường cụt và nó sẽ kết thúc bằng vực thẳm”, ông Nikolai Kolesnik khẳng định.

'Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền Việt Nam'

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ hôm qua khẳng định, đối với những vấn đề liên quan tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân Việt Nam luôn đồng lòng và có quyết tâm lớn bảo vệ đất nước.


Gazeta.ru cũng trao đổi với Grigoriy Lokshin, Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, cán bộ khoa học hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt nam và ASEAN của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga.

“Tôi cho rằng, việc lắp đặt giàn khoan của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển năm 1982”, Phó tiến sĩ nhấn mạnh.

Trung Quốc đã coi thường các thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ ASEAN, bởi các thỏa thuận này có tính chất tuyên bố mà không có tính pháp lý bắt buộc. Đó không phải là bộ luật. Ví dụ “Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông” được thông qua từ năm 2002 nhưng trong suốt thời gian này tuyên bố và các hành động không trùng hợp. Nhiều bên vi phạm, đặc biệt từ phía Trung Quốc.

Gazeta.ru cũng liên hệ với ông Carl Thayer -  Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia và là một trong những chuyên gia có uy tín nhất về Biển Đông.

“Cuộc khủng hoảng gắn liền với việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế  của Việt Nam đã đi vào ngõ cụt khi Trung Quốc đã đưa hơn 100 tàu, máy bay quân sự tới quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, Việt Nam không có ý định lùi bước khỏi lãnh thổ của mình”.

Đặc biệt, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu rõ với Gazeta.ru rằng: “Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga, Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì sẽ là sai lầm”.

Trung Quốc khoan trúng 'núi lửa', loay hoay trong sự bẽ bàng

Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát.

Độc giả Vũ Xuân Ninh

Bạn có thể quan tâm