Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Trung Quốc không thể trở thành kẻ giật dây trong khu vực'

Theo đánh giá của chuyên gia, đối đầu chiến lược tại châu Á giữa năm 2014 đã vượt quá một kịch bản và Trung Quốc không thể là "kẻ giật dây" cho nguy hiểm trong khu vực.

Trên tờ National Interest hôm 3/6, ông Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu Lowy của Australia đồng thời là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ, nêu rõ hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây là nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.

Theo ông Rory Medcalf, sở dĩ Trung Quốc chọn Việt Nam là nước để khiêu khích bởi, cũng như Ukraina, Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ. Do đó, Bắc Kinh sẽ có lợi thế gấp đôi trong việc chỉ rõ những giới hạn của Washington trong nỗ lực nhằm xây dựng các mối quan hệ đối tác mới ở châu Á.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển gần giàn khoan trái phép HD-981. Ảnh: Reuters
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Ảnh: Reuters
Chuyên gia Rory Medcalf nhấn mạnh, cuộc đối đầu chiến lược tại châu Á giữa năm 2014 đã vượt quá nội dung của một kịch bản. Cho tới nay, Trung Quốc thực sự đã gây áp lực lên Việt Nam. Việt Nam không muốn chiến tranh, nhưng Trung Quốc đã từ chối thiện chí các cuộc đối thoại và gây sức ép mạnh mẽ với Việt Nam.

Qua những động thái mới đây của Trung Quốc, các quốc gia có tranh chấp hàng hải khác với Bắc Kinh đã tăng cường an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Theo cách của riêng mỗi quốc gia, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines đang đẩy mạnh sự hợp tác với hải quân Mỹ.

Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn?

Hành động đơn phương tranh chấp chủ quyền với các quốc gia láng giềng trong đó có Philippines, đồng minh thân thiết của Washington, có thể dẫn tới chiến tranh Trung - Mỹ.

Theo giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu Lowy của Australia, một Việt Nam kiên cường cũng sẽ nỗ lực gấp đôi để đối phó với nước láng giềng lớn mà hung hăng, trong đó có việc sử dụng biện pháp pháp lý như Philippines đã làm, nhằm cô lập Trung Quốc bằng luật pháp và dư luận quốc tế.

Bắc Kinh có thể giả vờ nhún vai từ chối một hành động pháp lý. Nhưng họ sẽ gặp rắc rối khi Việt Nam hay các quốc gia khác ở Đông Nam Á kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế dưới sự ủng hộ của Mỹ, châu Âu và các nước khác. 

Một sự thật không thể chối bỏ là, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp hàng hải. Phía sau sự hung hãn đó, ít nhất các quan chức nước này cần biết rằng, họ không thể trở thành những "kẻ giật dây" cho những nguy hiểm trong khu vực. Đây sẽ là một vở kịch dài mà kịch bản không phải do riêng Trung Quốc viết.  

Về quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, ông Rory Medcalf nhận định, họ có thể hưởng lợi ích lẫn nhau sau khi một thỏa thuận khí đốt khổng lồ sau nhiều năm đàm phán đã được hiện thực hóa. Tuy nhiên, sự hào nhoáng của các cuộc hội nghị và mối quan hệ thân thiết giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tỷ lệ nghịch với sự tin tưởng về chiến lược thực sư giữa Moscow và Bắc Kinh. Nga không muốn làm việc “dưới trướng” Trung Quốc. Họ có quyền bán khí đốt cho Nhật và tăng số lượng vũ khí tới Viêt Nam cũng như Ấn Độ. Các chiến lược gia hai nước sẽ luôn canh chừng nhau trong mối quan hệ dài hạn.

Tư lệnh Mỹ cảnh báo Trung Quốc 'lầm đường lạc lối'

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho rằng, cách tiếp cận của Trung Quốc trước các tranh chấp khu vực là “không hiệu quả” đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đang đi sai đường.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm