Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn bà 'đắt giá' nhất thế giới khiến Mỹ lao đao

Aafia Siddiqui trở thành người đàn bà "quan trọng nhất" thế giới khi cả lực lượng Taliban và Nhà nước Hồi giáo IS đều muốn Washington trả tự do để đổi tính mạng các con tin Mỹ.

"Quý bà al Qaeda"  Aafia Siddiqui.

Theo Foreign Policy, cách đây 2 năm, nhóm quan chức an ninh cấp cao của Mỹ đã nhận được lời đề xuất mang tính khiêu khích từ giới chức Pakistan. Theo đề xuất, nếu Mỹ đồng ý thả một phụ nữ Pakistan bị kết án tù lâu năm vì tội âm mưu giết người và đang thi hành án tại nhà tù bang Texas, Islamabad sẽ thả tự do cho Trung sĩ Lục quân Mỹ Bowe Bergdahl, người từng được cho là bị mất tích từ năm 2009 và chỉ được Taliban trao trả gần đây. 

Tuy nhiên, các cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã từ chối lời đề nghị này. Bởi việc thả tự do cho tù nhân Siddiqui, người có mối quan hệ với mạng lưới khủng bố al Qaeda và bị buộc tội âm mưu sát hại công dân Mỹ tại Afghanistan hồi năm 2010, sẽ vi phạm chính sách của chính phủ đương nhiệm về việc không khoan nhượng với các nhóm khủng bố.

Trong thế giới của lực lượng khủng bố, Siddiqui (42 tuổi) được mệnh danh là "Quý bà al Qaeda" và từng có mối quan hệ với Khalid Sheikh Mohammed, nghi phạm chủ mưu trong vụ tấn công 11/9 nhằm vào Mỹ và là một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất trong danh sách của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

Từng nhận bằng học vị tiến sĩ tại Đại học Brandeis của Mỹ, Siddiqui đã bị bắt năm 2008 tại Afghanistan khi mang theo người chất sodium cyanide cũng như các tài liệu liên quan tới cách chế tạo vũ khí hóa học, bom thối và biến căn bệnh Ebola trở thành vũ khí hủy diệt.

Khủng bố từng đòi đổi nhà báo Foley cứu 'Phu nhân Al Qaeda’

Phiến quân Hồi giáo Iraq từng đề nghị Mỹ trả tự do cho nữ khủng bố có biệt danh "Phu nhân Al Qaeda" để chuộc mạng cho nhà báo James Foley, nhưng Washington bác bỏ yêu sách này.

Khi các quan chức quân sự Mỹ và FBI tra hỏi Siddiqui, người phụ nữ này đã chộp lấy một khẩu súng để trên bàn trong phòng thẩm vấn và bắn về phía các nhân viên chức năng. 

Mặc dù giới chức Mỹ chưa bao giờ từng nghĩ tới việc trao đổi Siddiqui, người phụ nữ này vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức khủng bố và chiến binh Hồi giáo. Chúng còn ra điều kiện nếu Mỹ thả Siddiqui, hàng loạt tù nhân Mỹ và châu Âu bị chúng bắt giữ trong nhiều năm qua cũng sẽ tự do. Các chiến binh Hồi giáo còn nhiều lần đe dọa sát hại Trung sĩ Bergdahl nếu Siddiqui không được tha. Ngoài ra, Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, nhóm đã sát hại dã man nhà báo Mỹ James Foley hồi tuần trước, cũng từng đưa ra điều kiện đổi Foley lấy Siddiqui. 

Hôm 26/8, hãng tin ABC News đưa tin, IS một lần nữa nhắc lại yêu cầu thả tự do cho Siddiqui và Mỹ sẽ nhận lại nữ công dân 26 tuổi bị bắt cóc hồi năm ngoái tại Syria trong khi đang tham gia nhóm cứu trợ nhân đạo. Giới chức Mỹ cho rằng IS hiện đang bắt giữ ít nhất 4 công dân nước này làm tù binh bao gồm nhà báo Steven Sotloff. Ngoài việc đưa ra điều kiện trả tự do cho Siddiqui, IS còn đưa ra khoản tiền chuộc nữ công dân Mỹ giấu tên trị giá 6,6 triệu USD

Theo Joe Kasper, phát ngôn viên của nghị sĩ đảng Cộng hòa Duncan Hunter tại bang California, trong cuộc thảo luận bàn về việc cứu các công dân Mỹ bị bắt cóc, Nhà Trắng thẳng thừng từ chối thả Siddiqui. Tuy nhiên, một nhóm quan chức trong Bộ Quốc phòng đã đề xuất trao đổi nữ phạm nhân Hồi giáo này để cứu người Mỹ. 

Làn sóng biểu tình khi Siddiqui bị chính quyền Mỹ kết án 86 năm tù.
Làn sóng biểu tình dâng cao khi Siddiqui bị chính quyền Mỹ kết án 86 năm tù.

Hiện nay, giới chức Mỹ đang tranh cãi về việc chính phủ nên trả khoản tiền chuộc hay trao đổi tù nhân để giải cứu các con tin đặc biệt sau vụ nhà báo Foley bị sát hại. Không như nhiều quốc gia châu Âu khác, Mỹ chưa từng trả bất cứ khoản tiền chuộc con tin nào. Một số chuyên gia về lĩnh vực khủng bố nhấn mạnh chính điều này đã khiến số công dân Mỹ bị bắt cóc rất ít. Tuy nhiên, các cựu tù binh và gia đình của họ đã bày tỏ mong muốn chính phủ Mỹ nên chi tiền để giải cứu công dân nước mình nếu có thể.

Phát ngôn viên Kasper nhấn mạnh Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ không bao giờ đồng ý phương án đổi Siddiqui để giải cứu Bergdah. "Đây thực sự là điều đáng xấu hổ bởi chuyện trao đổi Siddiqui dù đúng hay sai, mọi phương án hợp lý khác cũng cần được khai thác triệt để", Kasper nói. 

Trong khi đó, các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Obama khẳng định họ chưa nhận được bất cứ bản đề xuất nào từ phía một cơ quan thuộc Lầu Năm Góc về việc thả tự do cho Siddiqui để giải cứu công dân. Tổng thống Obama cũng có thể ân xá hoặc giảm án cho Siddiqui bởi Mỹ và Pakistan không ký kết thỏa thuận cho phép công dân Pakistan đang thi hành án tại Mỹ quay trở về quê nhà để thụ án. Giới chuyên gia nhận định chính phủ Mỹ có thể đang xây dựng một vài phương án giải cứu công dân, nhưng điều này cũng sẽ khiến Nhà Trắng vấp phải sự chỉ trích trước cáo buộc họ đang trực tiếp thảo luận với lực lượng khủng bố.

Hồi tháng 5, Trung sĩ Bergdahl đã được tự do với điều kiện Mỹ thả 5 tù nhân vốn giữ chức vụ chủ chốt của lực lượng Taliban bị giam tại nhà tù vịnh Guantánamo, Cuba. Sự việc này bị chỉ trích là một bước nhượng bộ của Mỹ trước các nhóm phiến quân và tiềm ẩn mối đe dọa an ninh quốc gia. Thậm chí, cách đây hai năm, các cơ quan tình báo Mỹ còn đưa ra kết luận cho rằng, thực tế, những tù nhân được thả sẽ quay trở lại Mỹ để trả thù. 

Các cựu quan chức và quan chức đương nhiệm Mỹ cho rằng việc trao đổi "5 phạm nhân Taliban" để cứu Bergdahl hoàn toàn phù hợp với chính sách trao đổi tù binh trong thời chiến và là một trong những nỗ lực mở ra cơ hội tổ chức các vòng đàm phán với Taliban cũng như chấm dứt chiến tranh tại Afghanistan. Do đó, giới chức Mỹ khẳng định việc giải cứu Bergdahl hoàn toàn khác với mọi lời đề xuất trao đổi nữ phạm nhân Siddiqui trước đó.

"Aafia Siddiqui bị kết án 86 năm tù vì tội danh âm mưu sát hại và tấn công công dân Mỹ cùng quan chức và nhân viên Mỹ hoạt động tại Afghanistan. Nếu theo chính sách lâu nay, chính phủ Mỹ sẽ không nhân nhượng với những kẻ bắt cóc. Điều này sẽ chỉ khiến ngày càng nhiều công dân Mỹ bị bắt cóc", phát ngôn viên Nhà Trắng Caitlin Hayden chia sẻ với Foreign Policy.

Khủng bố đòi tiền: Mỹ cứng rắn bác bỏ, châu Âu 'linh hoạt'

Washington kiên quyết bác bỏ yêu sách của khủng bố rằng Mỹ phải trả tiền chuộc để giải cứu con tin nhưng một số nước như Pháp, Italia dường như linh hoạt hơn khi đối phó khủng bố.

Mỹ quyết tăng ngân sách nhằm tiêu diệt nhà nước Hồi giáo

Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ đề nghị quốc hội thông qua khoản chi mới cho các cuộc không kích nhằm tiêu diệt tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).

http://infonet.vn/nguoi-dan-ba-dat-gia-nhat-the-gioi-khien-nuoc-my-lao-dao-post142407.info

Theo Minh Thu/Infonet

Bạn có thể quan tâm