Tối 8/3, trong đêm cuối lễ tang nghệ sĩ Vũ Linh, hơn 1.000 người dân từ nhiều nơi đổ về đường Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM) để tiễn biệt ông.
Gia đình, đồng nghiệp tổ chức chương trình tân cổ giao duyên mang tên Hội ngộ. Các nghệ sĩ quây quần hát, ôn lại những kỷ niệm trong giây phút cuối cùng để chia tay "ông hoàng cải lương Hồ Quảng".
Trước linh cữu của nghệ sĩ Vũ Linh, Ngọc Huyền thể hiện ca khúc Khóc thầm của nhạc sĩ Lam Phương và chia sẻ những kỷ niệm với đàn anh.
Sau khi biểu diễn xong, cô khóc lớn rồi ngất xỉu. Đồng nghiệp có mặt tại lễ tang nhanh chóng sơ cứu cho Ngọc Huyền. Sau khi nghỉ ngơi, nữ nghệ sĩ tỉnh lại.
Trước đó, nghệ sĩ Ngọc Huyền có show diễn cùng Kim Tử Long ở Tây Ninh. Sau khi kết thúc chương trình, cô nhanh chóng di chuyển về nhà riêng của nghệ sĩ Vũ Linh để tiễn biệt đàn anh.
Ngọc Huyền có mặt trong lễ tang của nghệ sĩ Vũ Linh nhiều ngày qua. Ngày 5/3, nghệ sĩ quỳ lạy, đọc kinh suốt nhiều giờ đồng hồ, để cầu nguyện cho đàn anh.
Sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh và Ngọc Huyền là cặp đôi ăn ý trên sân khấu trong nhiều năm. Cả hai từng diễn chung nhiều vở như Gánh cải Trạng Nguyên, Tâm sự Ngọc Hân, Hoàng đế du xuân, Mạnh Lệ Quân, Xử án Phi Giao, Giang sơn mỹ nhân...
Khi hay tin đàn anh qua đời, trên trang cá nhân, Ngọc Huyền chia sẻ: "Sau những lo toan với cuộc đời, những đấu tranh với cơn bệnh, cố gắng và nỗ lực, anh tôi đã yên nghỉ, giấc ngủ bình an, nhẹ nhàng. Giờ là lúc thật sự được nghỉ ngơi rồi anh nhé".
Nghệ sĩ Vũ Linh mất vào ngày 5/3 tại TP.HCM sau thời gian chống chọi với bạo bệnh.
Nghệ sĩ Vũ Linh tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958, là gương mặt đình đám một thời của sân khấu cải lương. Ông bộc lộ năng khiếu từ sớm. Từ năm 1988, Vũ Linh cộng tác với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang 2.
Vũ Linh từng kết hợp với nhiều nghệ sĩ nữ nổi tiếng của sân khấu cải lương như Phương Hồng Thủy, Tài Linh, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, Thanh Hằng. Ông và Tài Linh được xem là đôi “thanh mai - trúc mã”, thể hiện nhiều tác phẩm như Xử án Bàng Quý Phi, Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Thái Tử Đan giả gái, Trảm Trịnh Ân.
Những năm gần đây, do tuổi cao sức yếu, Vũ Linh không còn xuất hiện trên sân khấu biểu diễn.
Sách tham khảo: Cải lương Sài Gòn 1955-1975, một công trình biên khảo được những người làm sân khấu tâm tư và nỗ lực thực hiện trong suốt 4 năm qua. Nội dung sách biên khảo được tiếp cận từ góc độ khoa học liên ngành lịch sử, nghệ thuật sân khấu, lý luận văn học, văn hóa học… với cách thao tác căn cứ vào tài liệu được người đương thời ghi lại; những bài viết tham luận từ các cuộc tọa đàm, hội thảo; các phát biểu ghi âm từ các tác giả, soạn giả, đạo diễn, nghệ sĩ, nhà báo, nhà lý luận phê bình và các nhà quản lý - có vốn sống, vốn nghề, nhiều kinh nghiệm, trong sáng tác, kể chuyện, trong biểu diễn và ca hát.
Lý do Thanh Thanh Tâm không về Việt Nam dự lễ tang nghệ sĩ Vũ Linh
"Tôi thương anh Linh nhưng lực bất tòng tâm. Ngay cả lúc ba mất, tôi cũng không thể về được. Mọi thứ rất khó khăn", Thanh Thanh Tâm nói.
Chiêu trò lừa đảo, tung tin sai của streamer ở lễ tang nghệ sĩ Vũ Linh
Không chỉ bao vây, nhốn nháo để ghi hình, livestream, các YouTuber, TikToker còn thường xuyên đưa những thông tin sai lệch về đời tư nghệ sĩ quá cố, gây bức xúc cho thân nhân.
Gia đình bức xúc vì streamer bất chấp quay thi hài nghệ sĩ Vũ Linh
Gia đình nghệ sĩ Vũ Linh tỏ ra bức xúc vì một bộ phận YouTuber, TikToker nhốn nháo, quay clip câu view bất chấp tại tang lễ của ông.